Dư luận Việt Nam: Bỏ lọt sự kiện “thảm họa môi trường Formosa” - Xấu che, tốt khoe?

© AFP 2023 / StringerSự cố công nghiệp là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt ở Việt Nam
Sự cố công nghiệp là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Việt Nam chính thức công bố “10 sự kiện nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2016”, trong đó đã để lọt sự cố “thảm họa môi trường Formosa” và việc cả nước chung tay nỗ lực khắc phục sự cố..

Việc "để lọt, bỏ qua" này  khiến dư luận Việt Nam không tán đồng.

Tác giả bài viết trên báo Lao động dẫn lời nhà văn Emile Zola: "Nếu anh bịt miệng sự thật và chôn nó xuống đất, nó sẽ lớn và ngưng tụ sức mạnh để bùng nổ, tới mức nào đó, nó sẽ thổi bay mọi thứ".

Từ đó, có câu hỏi, nên chọn "sự thật đắng cay" hay "lời dối trá ngọt ngào"? Trên phạm vi cá nhân, tùy bạn, không ai bắt bạn phải theo ý người khác, bạn có quyền quyết định sự lựa chọn của mình. Nhưng trên phương diện cộng đồng, quốc gia dân tộc và trên diễn đàn báo chí, buộc bạn phải tuân thủ sự thật, cho dù sự thật đó có đắng cay đến đâu chăng nữa.

Formosa là sự cố về môi trường nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, tác động trực tiếp đến 200.000 người ở 4 tỉnh miền Trung, trong đó có 39.000 ngư dân phải bỏ nghề biển. Công ty Formosa đã xả thải trực tiếp gần 300 tấn hóa chất cực độc ra biển, hủy diệt hệ sinh thái biển (trên chiều dài khoảng 200 km), làm cho hàng trăm tấn hải sản bị chết, dạt trắng bờ biển — một cảnh tượng thật kinh hoàng.

Ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng CS Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng CS tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Ban lãnh đạo Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền và môi trường của đất nước

Không chỉ môi trường sinh thái mà cả môi trường du lịch, môi trường kinh doanh… cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể những di chứng lâu dài về sức khỏe (nếu bị nhiễm độc), những chấn động tâm lý, thương tổn tinh thần của người dân trước sự cố chấn động về môi sinh, môi trường chưa từng thấy này.

Formosa không chỉ gây hậu quả trước mắt mà còn để lại nhiều hệ lụy rất lâu dài. 50, 70 năm sau môi trường vùng biển này chưa chắc đã phục hồi, khi hệ sinh thái biển bị hủy diệt sạch, kể cả những rặng san hô — "ngôi nhà" sinh sống của nhiều loài hải sản.

Trên Cổng thông tin điện tử "Tin Môi trường" (www.tinmoitruong.vn) của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, các chuyên gia môi trường và các nhà báo chuyên viết về môi trường đã bình chọn sự kiện "Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung" là sự kiện nổi bật thứ 2 trong "10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước của năm 2016".

Thế những không hiểu sao, với Bộ TN&MT, thảm họa Formosa không nằm trong 10 sự kiện nổi bật của ngành TN&MT trong năm qua.

Trả lời báo chí, Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã khẳng định rằng: việc bình chọn "10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên môi trường năm 2016" đã được hội đồng thông qua dựa trên thảo luận, đánh giá kỹ lưỡng các tiêu chí của ngành, đó là "Quy chế bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm" của ngành TN&MT ban hành năm 2012.

Được biết, quy chế này đưa ra các tiêu chí để bình chọn sự kiện nổi bật trong năm như: Phải là những sự kiện có tính chất tiêu biểu, xuất sắc, điển hình, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển ngành và đất nước; được tổ chức thực hiện với quy mô lớn, có ý nghĩa chính trị và phạm vi tác động sâu rộng, ảnh hưởng toàn ngành, toàn quốc, có ý nghĩa to lớn, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước; sự kiện diễn ra lần đầu, được cộng đồng xã hội đánh giá cao; tạo ra sự chuyển biến mang tính đột phá hoặc tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo "quy chế" trên, vụ Formosa không lọt vào 10 sự kiện nổi bật của ngành TN&MT là đúng rồi. Nhưng xin thưa, 10 sự kiện mà Bộ TN&MT bình chọn không phải là 10 sự kiện nổi bật mà là "Top-Ten", tức "tốp 10" cái dẫn đầu mang ý nghĩa tích cực, tiêu biểu (ví dụ: Top-Ten bài hát "Làn sóng xanh", Top-Ten diễn viên, cầu thủ được yêu thích, Top-Ten danh thắng châu Âu…).  

Còn nếu là "10 sự kiện nổi bật" thì không ai ép phải "xấu che, tốt khoe" cả. "Xấu che, tốt khoe" có thể tốt khi người ta trang trí nhà cửa, ăn mặc, xã giao, tiếp khách… Còn công bố "10 sự kiện nổi bật" trong năm của một ngành, một lĩnh vực trên diễn đàn công luận là phát ngôn chính thức, có cơ sở khoa học của cơ quan chuyên trách. Vậy trong trường hợp này, "xấu che, tốt khoe" là không đúng chỗ, không được phép. Công chúng phải được tôn trọng trước công luận. Thông tin phải đảm bảo tính khách quan và trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật.

Dẫu biết rằng: "Đôi khi lời nói dối của những người ta yêu thương làm giảm bớt cho ta phiền muộn hơn là những lời nói thật" (Lord Byron), trong cuộc sống đôi khi cũng cần "xấu che, tốt khoe".  

Nhưng trước sự tổn thất quá lớn của môi trường, nỗi đau quá lớn của ngư dân 4 tỉnh miền Trung, làm sao "xấu che, tốt khoe được"? Sự thật đang phơi bày hết sức phũ phàng, vết thương còn đang nhức nhối, làm sao "che" được đây?

Nhà văn Emile Zola (Pháp) từng cảnh báo rằng: "Nếu anh bịt miệng sự thật và chôn nó xuống đất, nó sẽ lớn và ngưng tụ sức mạnh để bùng nổ, tới mức nào đó, nó sẽ thổi bay mọi thứ".

 

Nguồn: laodong.com.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала