Tinh thần Tết Nguyên Đán của người Việt đang biến đổi theo hướng nào?

© Fotolia / AnnapustynnikovaBánh chưng
Bánh chưng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tôi là một người cao tuổi, sau hai năm nữa tôi sẽ ăn mừng lần thứ 50 Tết Nguyên Đán của người Việt.

Việt Nam đón Tết - Sputnik Việt Nam
Năm mới Việt Nam sẽ là đầu tàu của Đông Nam Á
Lần đầu tiên tôi đã đón Tết vào năm 1969. Khi đó tôi mới bắt đầu học tiếng Việt và lịch sử Việt Nam tại trường Đại học các ngôn ngữ phương Đông thuộc Đại học quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov. Nhóm tân sinh viên nghiên cứu tiếng Việt đã được mời đến Nhà văn hóa Công nhân Đường sắt nằm trên quảng trường Ba nhà ga ở Matxcơva. Dưới thời Xô Viết, các hoạt động chung của Liên Xô và Việt Nam thường được tổ chức tại Nhà văn hóa này. Khi đó, tôi lần đầu tiên thấy rất nhiều người Việt Nam cùng chung  đón mừng ngày Tết, lần đầu tiên thấy các cây hoa đào bằng giấy đẹp. Và một ấn tượng sâu sắc là các bạn Việt Nam đốt pháo nổ đón Tết. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe tiếng pháo nổ. (Bây giờ ở Matxcơva vào dịp Năm mới cũng như vào những ngày lễ khác có rất nhiều người bắn pháo hoa, nhưng, 50 năm trước đây, đây là một trò chơi kỳ lạ).

Sau đó, vào những năm 70, tôi đã ăn mừng ngày Tết với các lưu học sinh Việt Nam ở Matxcơva. Vào mùa xuân năm 1978 tôi lần đầu tiên đón Tết ở Hà Nội trên bờ hồ Gươm, tôi đứng giữa đám đông chơi và  nghe tiếng pháo nổ chói tai.

Nhiều năm trôi qua và tôi bắt đầu đón Tết ở MXV nhiều hơn ở Việt Nam. Trong đa số trường hợp tôi đến dự các buổi lễ đón Tết được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam ở Matxcơva trên phố Bolshaya Pirogovskaya.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây, đại sứ quán mời bạn bè Nga đón Tết Nguyên đán tại Nhà hàng "Hồn Việt" ở Trung tâm Văn hóa — Thương mại "Hà Nội — Mátxcơva".

Phụ nữ Việt Nam mặc trang phục truyền thống nhân dịp Tết Nguyên đán - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tưng bừng đón Tết Đinh Dậu
Vào tuần này buổi chiêu đãi cũng được tổ chức ở đó. Mặc dù nhà hàng mang tên "Hồn Việt" (Viet Soul), sự kiện xảy ra ở đó, theo ý kiến ​​của tôi, không phản ảnh đầy đủ tinh thần Việt Nam. Vâng, ở lối vào nhà hàng có cây đào nở hoa, trong thực đơn có súp phở, nem Saigon và bánh chưng. Nhưng, tại sao có vodka Nga và rượu vang Pháp? Trước đây, đại sứ quán Việt Nam đã không ngần ngại chiêu đãi rượu Nếp mới và rượu vang Đà Lạt. Trước đây, tại các buổi chiêu đãi, các bạn Việt Nam đã nói về những truyền thống đón mừng Tết nguyên đán, đã đọc thơ, hát những bài hát dân gian và nhảy múa. Lần này, tôi không thấy những thứ như vậy.

Và chúng tôi bị mất một truyền thống nữa sau khi chuyển từ đại sứ quán sang trung tâm thương mại. Thắp hương trước bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trụ sở Đại sứ quán để mỗi khách mời của Đại sứ quán tỏ lòng tôn kính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Mà đây là một truyền thống điển hình ở Việt Nam ngày nay. Vào ngày 26 tháng 1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dâng hương, tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn Bác Hồ trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

Một lần nữa xin lưu ý —  tôi là một ông già. Nhưng, ở đây trước hết nói về những người trẻ đã đến Trung tâm kinh doanh "Hà Nội — Mátxcơva" vào ngày 25 tháng 1. Liệu họ có thể cảm nhận thấy tinh thần của ngày Tết Việt Nam? Đừng nói với tôi về những hậu quả của quá trình toàn cầu hóa. Nên bảo tồn và gìn giữ bản sắc dân tộc.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала