Thủy thủ ở Nga, tài xế taxi ở Pháp và doanh nhân ở Việt Nam

© Flickr / manhhai1931 Indochine française
1931 Indochine française - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào giữa những thập niên 1920-1940, số người Nga sống ở Việt Nam không vượt quá con số hai trăm.

biểu diễn của nhóm thanh niên Kazak trong rạp xiếc - Sputnik Việt Nam
Kỵ binh Nga bị phía Nhật bắt làm tù binh tại Việt Nam
Hầu hết, họ đã rời nước Nga sau các sự kiện cách mạng năm 1917. Ở Việt Nam, nhiều người tìm thấy việc làm trong các cơ quan thuộc địa, tư nhân và công ty về xây dựng, kỹ thuật, tài chính, y tế, hải quan. Một trong những người di cư có số phận kỳ lạ là sĩ quan hải quân Fiodor Grigoriev.

Ông sinh tại St. Petersburg vào cuối thế kỷ XIX. Trong Chiến tranh thế giới I, ông phục vụ Hạm đội Biển Đen của Nga hoàng, trên một trong những con tàu đã từ chối thề trung thành với nhà nước Xô viết và bơi sang Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, ông sống ở Paris và lái taxi. Vào cuối những năm 1920, ông Grigoriev đến Việt Nam. Ở đây ông ấy đã làm rất nhiều nghề! — nhà sử học Anatoly Sokolov từ Moskva nói.

"Tại Sài Gòn, ông Grigoriev phục vụ trong công ty vận tải biển. Ở Nha Trang — trong công ty đường sắt. Ba năm ông đã làm việc tại một công ty cá ở Campuchia. Khi quay lại Sài Gòn, ông thành lập công ty xây dựng của mình. Ông bắt đầu tham gia thăm dò địa chất và năm 1941 ông được nhượng quyền hai mỏ ở khu vực Phan Rang. Các molypden mà ông khai thác rất cần trong công nghiệp vũ khí."

Con khỉ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhà động vật học xuất sắc nhất từng làm việc tại Việt Nam là người Nga
Có dịp tới Phan Rang cách đây 30 năm, Anatoly Sokolov được nghe những cụ già địa phương khen ngợi một doanh nhân Nga đã làm việc vào những năm 1940.

Ông Grigoriev còn được nhượng quyền 19 ha đất rừng chưa có ai khai thác trên địa bàn tỉnh Kratie, Campuchia. Ở đó có rất nhiều cây có nhựa phù hợp cho việc sản xuất dầu bóng. Doanh nhân người Nga đã tổ chức sản xuất và phân phối nhựa cho các xưởng sơn mài Sài Gòn. 24 người Việt và gần 200 người Khmer làm việc ở đây. Ông Grigoriev đã đóng góp không ít để cải thiện điều kiện sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe cho người làm thuê. Doanh nghiệp của ông xây chùa, mở phòng y tế, thư viện, phòng nghỉ ngơi.

Sau cuộc đảo chính của phát xít Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông Grigoriev và anh em họ là ông Igor Bulanin đã rút vào rừng rậm Campuchia để chống người Nhật. Ông Bulanin giết bốn người Nhật, nhưng bị cư dân địa phương phản bội và bị xử tử. Người Nhật bỏ tù ông Grigoriev ở Sài Gòn cho đến tháng 10 năm 1945. Sau này, ông trở về doanh nghiệp ở Campuchia. Ông tham gia diễn giảng về vũ trụ ở thủ đô Phnom Penh. Norodom Sihanouk nhiều lần mời ông đàm đạo về chính trị.

Vào những năm 1950, Fiodor Grigoriev trở về Pháp và qua đời sau ba thập kỷ, vào năm khi người Việt Nam đầu tiên — phi công Phạm Tuấn — trở thành phi hành gia.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала