Các công nghệ cao cho hiện tại, tương lai và quá khứ

© Fotolia / Shafali2883tổ hợp đền thờ Mỹ Sơn
tổ hợp đền thờ Mỹ Sơn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Viện Công nghệ Việt Nam là tên gọi được quyết định đặt cho trung tâm nghiên cứu mà các nhà khoa học Việt Nam và Nga đã thống nhất thành lập. Một trong những người khởi xướng dự án, GS. TS. Đại học Năng lượng Moskva Nguyễn Quốc Sỹ, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ thuật điện Nga đã thông báo với Sputnik tin này.

Thánh địa Mỹ Sơn - Sputnik Việt Nam
Tấm khăn phủ cho những ngôi tháp cổ
Việc chuẩn bị cho sự ra đời của Viện Công nghệ Việt Nam được tiến hành những năm gân đây, dự án nhận được sự nhất trí ủng hộ tại hội thảo khoa học tổ chức ở Việt Nam năm 2015. Mục tiêu của Viện là trở thành nền tảng nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam và Nga cũng như đồng nghiệp từ các nước khác có nhu cầu cùng tham gia nghiên cứu nhiều lĩnh vực thiết thực. Đượ chú trọng nhất sẽ là năng lượng. Ở đây, Việt Nam và Nga đã có sự hợp tác rất lâu dài, đa dạng và hiệu quả. Có thể nhắc đến các nhà máy nhiệt điện và thủy điện lớn nhất của Việt Nam được xây dựng với sự tham gia của đại diện Nga, việc đào tạo hàng trăm cán bộ năng lượng Việt Nam tại Nga. Đại học Năng lượng Moskva nơi GS. Nguyễn Quốc Sỹ đang làm việc, là một trong số ít các trường đại học tại Nga được Việt Nam trao tặng hai Huân chương nhà nước vì những đóng góp đào tạo chuyên gia người Việt.

Trong số các hướng nghiên cứu quan trọng của Viện Công nghệ Việt Nam sẽ có cả bảo vệ môi trường. Một chủ đề rất thực tế cho đất nước sở hữu nền kinh tế phát triển năng động nhưng hầu hết các lãnh thổ đều đi kèm rừng núi, sông ngòi. Để xây dựng bất kỳ cơ sở mới, — nhà khoa học người Việt nhận xét, — cần đặt lên hàng đầu dự án không chỉ tính khả thi kinh tế mà cả vấn đề an toàn sinh thái. Ở đây, việc liên kết những nghiên cứu giá trị của các nhà khoa học Việt Nam và Nga sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước.

Những công nghệ mà viện nghiên cứu mới dự kiến làm việc sẽ có cơ hội áp dụng rộng rãi không chỉ trong sản xuất và nghiên cứu khoa học. Có thể khai thác chúng hiệu quả trong những vấn đề thiết thực như bảo tồn các di tích cổ, đặc biệt như tổ hợp đền thờ Mỹ Sơn đã được UNESCO đưa vào danh sách Các di sản văn hóa thế giới.

Với Mỹ Sơn, sự hợp tác làm việc đã được bắt đầu. Một nhóm các đồng nghiệp Nga đã có mặt ở đây theo sáng kiến ​​của GS. Nguyễn Quốc Sỹ. Mục đích nghiên cứu của họ là bảo vệ các di tích cổ trước tác động tiêu cực của thời gian và khí hậu.

"Ở đó có độ ẩm rất cao và bức xạ mặt trời mạnh, — Giáo sư MEI Sergey Nefyodkin cho biết. — Nước ngấm vào gạch và thoát ra do sự thay đổi nhiệt độ làm xói mòn các khoáng chất trong gạch, dẫn đến rạn nứt vật liệu. Các vết nứt phát triển và tiếp xúc với tác động sinh học — xuất hiện những mầm cây vươn rễ ảnh hưởng hơn nữa đến vật liệu xây dựng cổ. Chúng tôi đã đề xuất một công nghệ bảo vệ độc đáo. Tỉ mỉ dọn sạch bề mặt di tích để trả lại cho các ngôi đền diện mạo ban đầu, sau đó phủ một màng mỏng trong suốt. Loại màng này đã có và được sử dụng, ví dụ, trong ngành năng lượng để bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn."

Sẽ không có sự thay đổi lớn trên bề mặt di tích, lớp phủ mang lại một chất lượng độc đáo. Nước mưa, hơi ẩm ngưng tụ trượt trên lớp bảo vệ và không để lại dấu vết. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng — hạn chế các tác động của nước vào vật liệu xây dựng xốp có niên đại 1.500 năm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала