Kalashnikov forever: Mỹ tránh lệnh trừng phạt của mình như thế nào?

© AP Photo / Hani MohammedKalashnikov forever: Mỹ tránh lệnh trừng phạt của mình như thế nào?
Kalashnikov forever: Mỹ tránh lệnh trừng phạt của mình như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thực tế cho thấy, "nguyên tắc" của Mỹ là một hiện tượng có tính tương đối. Với mong muốn mạnh mẽ và lợi ích kinh tế to lớn, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng có thể bị bỏ qua. Và câu chuyện với Kalashnikov cũng không phải là cá biệt.

trực thăng vận tải Mi-17 - Sputnik Việt Nam
Mỹ buộc phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt vì máy bay trực thăng của Nga
Người đứng đầu công ty nhà nước "Rostec" Sergei Chemezov nói rằng Hoa Kỳ "vui lòng" mua súng trường huyên thoại Kalashnikov phục vụ cho nhu cầu của lực lượng vũ trang Afghanistan — không trực tiếp mà thông qua nước thứ ba. Kể cả các nước châu Âu. Và tất nhiên, điều này nói lên sự linh hoạt hiếm hoi và cảm giác trách nhiệm chưa từng có của các nhà chức trách Mỹ. Khi tới xâm chiếm và dường như sau đó rút khỏi Afghanistan, Washington đã nhiều lần tuyên bố sẽ cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho chính quyền địa phương, để làm sống lại nền kinh tế, giải quyết các vấn đề an ninh và duy trì tính quốc gia của nước này. Nhưng với sự phục hồi kinh tế đã xảy ra điều khá phức tạp. Số tiền phân bổ từ ngân sách của Mỹ đã bị phung phí vào các dự án không thực tế, vô cùng tốn kém và tầm thường, cũng như phục vụ cuộc sống xa hoa của các vị quan chức. Bởi vậy Kabul lại một lần nữa quay về Nga tìm sự giúp đỡ để khôi phục đất nước. Với an ninh, Mỹ có vẻ đã thành công hơn. Họ xây dựng một vài nhà tù mới và bắt đầu trang bị cho quân đội Afghanistan, nhưng không chăm chú lắm vào việc đào tạo nhân sự.

Hoa Kỳ lựa chọn Kalashnikov vì lý do hiển nhiên, giá rẻ hơn và đáng tin cậy hơn so với súng của Mỹ. Hơn nữa các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã quen sử dụng súng Nga. Vấn đề khó khăn là tập đoàn "Kalashnikov" nằm trong danh sách các công ty của Nga bị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt. Nhưng, thực tế cho thấy, nguyên tắc Mỹ là hiện tượng hoàn toàn tương đối. Nếu có mong muốn mạnh mẽ, "bàn tay ảo thuật" và lợi ích kinh tế, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng có thể bị bỏ qua. Câu chuyện với Kalashnikov cũng không hề là ngoại lệ. Trong tháng mười hai năm ngoái, Washington dễ dàng khắc phục các biện pháp trừng phạt chống "Rosoboronexport". Khi đó, người Mỹ rất cần cảm biến quang-điện của Nga để chụp ảnh từ trên không. Thiết bị này thành công đến nỗi các nguyên tắc chính trị ngay lập tức bị rút xuống hàng thứ hai và thậm chí thứ ba. Một năm trước đó, Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hợp đồng bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 của Nga cho Afghanistan.

Hãng Kalashnikov tuyên bố sản xuất hàng loạt súng máy mới - Sputnik Việt Nam
Hãng "Kalashnikov" tuyên bố sản xuất hàng loạt súng máy mới
Những kẻ miệng lưỡi ác hiểm còn nói những điều kinh dị hơn nữa. Khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt chống Moskva, các nhà sản xuất Mỹ bị cấm không được cung cấp thiết bị cho ngành dầu khí của Nga, các công ty Mỹ đã nhanh chóng lập các công ty con ở các nước thứ ba và tiếp tục kinh doanh một cách thành công.

Tóm lại, trừng phạt không chỉ không mang lại kết quả. Nhiều khi các biện pháp đó còn gây ra phiền phức cho chính các công ty Mỹ. Bởi vậy, điều đó là vô nghĩa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала