Nga-Nhật: Trao đổi những lời phản đối nhưng còn tốt hơn là không gặp gỡ

© Sputnik / Alexander Scherbak/TASS Photo/PoolNga-Nhật: Trao đổi những lời phản đối nhưng còn tốt hơn là không gặp gỡ
Nga-Nhật: Trao đổi những lời phản đối nhưng còn tốt hơn là không gặp gỡ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngày 20-21 tháng Ba tại Tokyo diễn ra hội đàm giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Nga và Nhật Bản. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida còn Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gặp bà Tomomi Inada.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida - Sputnik Việt Nam
Tokyo quan ngại trước việc Nga bố trí các tên lửa và sư đoàn trên quần đảo Kuril
Khơi cảm giác lạc quan trước hết là bản thân việc nối lại các cuộc đàm phán trong hình thức "2 + 2", vốn được tổ chức lần đầu vào năm 2013. Trước đó Tokyo đã tiến hành đối thoại trong định dạng tương tự chỉ với Hoa Kỳ và Australia — hai đối tác chính của Nhật Bản về an ninh ở châu Á. Sau đó, do khủng hoảng ở Ukraina, định dạng này đã bị đóng băng. Sau chuyến thăm hồi tháng 12 năm 2016 của Tổng thống Vladimir Putin đến Nhật Bản người ta nói đến khả năng nối lại cuộc đối thoại.

Vấn đề an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khiến cả Matxcơva và Tokyo bận tâm. Nhưng, nếu có những nội dung mà lập trường của các bên là trùng hợp, chẳng hạn như về chương trình hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, thì  còn hàng loạt vấn đề khác mà Nga và Nhật Bản bảo lưu sự khác biệt quan điểm và bất đồng. Matxcơva lo ngại về viễn cảnh bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Còn Tokyo không hài lòng vì Nga tăng cường lực lượng quân sự trên quần đảo Kuril. Cả hai bên tuyên bố rằng những động thái đó trong mọi trường hợp đều không nhằm chống lại các quốc gia khác, mà cần tiến hành chỉ bởi những cân nhắc về an ninh và quốc phòng của đất nước.

Ông Valery Kistanov Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) không cho rằng những cuộc đàm phán là đặc biệt hiệu quả, nhưng theo cái nhìn của ông, việc trao đổi quan điểm sẽ giúp giảm căng thẳng và sự mất lòng tin với nhau: "Đáng tiếc là phần lớn các cuộc đàm phán vẫn ở tình trạng "dưới mức sàn". Như tôi dự đoán, hai bên đã bày tỏ mối quan ngại lẫn nhau: Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada phản đối việc Nga triển khai các tên lửa quân sự ở khu vực quần đảo Nam Kuril. Chúng ta cũng phản đối việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Nhật Bản. Đã trao đổi các phản đối, nhưng như thế  vẫn còn tốt hơn là không gặp gỡ. Đang tìm kiếm cách thức giảm bớt căng thẳng, hóa giải mối quan ngại lẫn nhau, làm rõ lập trường và xem có hình thức hợp tác nào chăng…".

Cả hai bên đồng ý nối tiếp tham vấn theo tuyến các cơ quan quân sự về những cuộc tập trận-thao diễn cứu hộ chung, cho phép tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ghé vào các hải cảng Nga trong năm nay.

Cuộc đàm phán Nhật- Nga 2+2 Ảnh: Maria Zaharova - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản-Nga tiến hành cuộc hội đàm quan trọng về an ninh khu vực

Vấn đề lãnh thổ chưa giải quyết được vẫn như trước gây tác động đến quan hệ Nga-Nhật, mặc dù thỏa thuận về tiến hành hoạt động kinh tế chung trên quần đảo Kuril đang truyền cảm hứng lạc quan nhất định.  Đàm phán về vấn đề này do cấp Thứ trưởng Ngoại giao đảm trách đã diễn ra vào ngày 18 tháng Ba. Cả hai nước  đã trình bày gói các đề xuất hướng tới thực hiện các dự án chung trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hợp tác trong ngư nghiệp, y học, du lịch, nghiên cứu khoa học và v.v…Các hòn đảo có tiềm năng to lớn chưa được khai thác,  và các nhà đầu tư Nhật Bản có thể quan tâm đến nhiều hướng phát triển hợp tác lẫn nhau. Tuy nhiên, dù những dự án hấp dẫn đến đâu cũng cần không mâu thuẫn với pháp luật của Liên bang Nga và Nhật Bản, — bà Vera Kononova Phó Trưởng phòng Nghiên cứu phân tích của Viện ICSS nhận xét.

"Nếu các công ty Nhật đến quần đảo Kuril, họ cần đăng ký như thực thể nước ngoài, bằng cách đó công nhận rằng quần đảo Kuril là phần lãnh thổ của Nga. Dưới góc độ quan điểm chính trị thì đây là điều mà Tokyo không thể chấp nhận. Vì thế tất cả các đề xuất được xây dựng dựa trên thực tế để cho phép các công ty Nhật Bản đầu tư vào phát triển quần đảo Kuril, tránh yếu tố mang tính chính trị này. Bây giờ còn khó nói rõ cơ chế pháp lý nào  sẽ được vạch ra để vượt qua trở ngại như vậy. Nhưng bản chất là ở chỗ, để mời chào thu hút  các nhà đầu tư Nhật Bản đến hoạt động tại quần đảo Kuril mà không phải tạo ra trên lãnh thổ Nga một cấu trúc dành riêng. Nếu một cơ chế như vậy sẽ được thông qua ở cấp cao thì đó sẽ là động lực thúc đẩy sự xuất hiện của các nhà đầu tư Nhật Bản trên các đảo", — chuyên viên Vera Kononova dự báo.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала