Mang ít dòng máu chung không cản trở kinh doanh và quan hệ hữu nghị

© REUTERS / KhamTrần Đại Quang và Tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin
Trần Đại Quang và Tổng thống Israel Reuven Ruvi Rivlin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Israel Reuven Rivlin là một sự kiện rất đáng chú ý vì địa lý hai nước Việt Nam và Israel khá xa nhau, nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.

Việt Nam không có mối quan hệ lịch sử với miền Đất hứa, như nhiều người gọi Israel. Khác với nước láng giềng Myanmar, như được biết, hơn hai nghìn người Do thái đã di cư đến đây từ Trung Đông trong thế kỷ XIX. Và theo dữ liệu của Israel, hiện nay ở Trung Quốc có 45 triệu người mang dòng máu của những người Do Thái, nhờ đó họ có quyền trở thành công dân của Nhà nước Israel. Ở Việt Nam chỉ có khoảng 300 công dân mà Israel có thể gọi "người cùng dòng máu".

Президенты Вьетнама и Израиля Чан Дай Куанг и Реувен Ривлин на встрече в Ханое - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Israel thăm chính thức Việt Nam
Trong những chuyến công du sang các nước khác, các sứ giả của Israel thường bàn bạc về nội dung bảo vệ quyền lợi của người Do thái. Nhưng trong chuyến đi Việt Nam của ông Rivlin không đặt ra nhiệm vụ này. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông, cũng như của Tổng thống Israel Shimon Peres, người đã đến thăm Việt Nam vào năm 2011, là phát triển  quan hệ kinh tế giữa hai nước. Không phải ngẫu nhiên mà tháp tùng ông Rivlin trong chuyến thăm Việt Nam có đại diện của 30 công ty Israel. Hai bên có ý định sớm đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước lên đến 3 tỷ USD (xấp xỉ gần như bằng kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam trong năm nay). Nhưng Nga là đối tác lâu năm của Việt Nam còn Israel là bên đối tác tương đối mới. Trong năm 1993 hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao, rồi đã ký kết thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần, và bây giờ đang chuẩn bị ký kết thỏa thuận khu vực thương mại tự do.

Israel giúp Việt Nam đưa vào vận hành các công nghệ hiện đại trong ngành nông nghiệp, y học, tin học, an ninh mạng. Trong số các mặt hàng mà Việt Nam mua ở Israel có các loại vũ khí: súng trường Galil, hệ thống tên lửa phòng không Spyder và Derby, radar ELM. Rõ ràng là Việt Nam cần đến các loại vũ khí đó để tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Các mặt hàng kinh doanh này đem lại lợi nhuận cao cho Israel: ở Đông Nam Á, nhà nước Do Thái đã kiếm được hơn 3 tỷ USD nhờ bán vũ khí.

Trong năm 2014 Việt Nam và Israel đã ký kết thỏa thuận về mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng.

Trong thời gian chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Israel hai bên không thể không đề cập đến các vấn đề nóng bỏng của nền chính trị thế giới. Cả hai quốc gia đều có liên quan đến những cuộc xung đột thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế: đây là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel. Các nhà lãnh đạo Việt Nam (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Nhà nước Israel Rivlin tại trụ sở Trung ương Đảng) khẳng định lập trường của Việt Nam về việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp ở Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng mong muốn sớm có hòa bình tại Trung Đông. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế và các bên liên quan nhằm thiết lập hòa bình trong khu vực này và tìm kiếm một giải pháp toàn diện, công bằng và bền vững để thành lập một nhà nước Palestine chung sống hòa bình với nhà nước Israel.

Delilah - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ mua vũ khí tấn công mặt đất đáng sợ nhất của Israel (Video)
Hiện vẫn chưa rõ Tổng thống Rivlin đã hưởng ứng như thế nào đến quan điểm của Việt Nam về Biển Đông được trình bày tại các cuộc gặp thượng đỉnh. Điều đó đặc biệt thú vị bởi vì trong những ngày này Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang ở thăm chính thức Trung Quốc, chắc là tại cuộc hội đàm ở Bắc Kinh ông đã nghe quan điểm của Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo tôi, những "chuyện vặt vãnh" không thể làm chậm sự phát triển của mối quan hệ song phương. Các quần đảo tranh chấp rất xa Jerusalem, và Hà Nội có rất ít điểm chung với người Palestine.

Ngày 20 tháng 3, trong cuộc gặp với Tổng thống Israel, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Israel.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала