Việt Nam có hai tỷ phú USD: Mặt trái đáng lo

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamForbes
Forbes - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tăng tỷ phú đô la tại Việt Nam phải đồng nghĩa với việc rút bớt khoảng cách giàu nghèo đáng báo động, nâng cao giá trị bền vững của nền kinh tế.

Số ít nữ tỷ phú đô la thế giới

Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2017. Theo đó, Việt Nam lần đầu có 2 tỷ phú góp mặt.

Người đầu tiên được nhắc đến là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn VinGroup. Ông Vượng xếp thứ 867 với tổng tài sản 2,4 tỷ USD. Người thứ hai được Forbes công nhận là tỷ phú của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO VietJet Air. Đây là lần đầu tiên bà Thảo lọt vào danh sách này. Nữ CEO sở hữu khối tài sản trị giá 1,2 tỷ USD, xếp thứ 1.678 trên thế giới. Bà Thảo từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank). Hồi tháng 2, bà đã thực hiện IPO cho VietJet Air.

Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ Việt Nam ngày càng đi lên, phát triển kinh tế, xã hội tốt. Forbes là tạp chí nổi tiếng và uy tín hàng đầu về kinh tế, kinh doanh ở Mỹ. Tạp chí này thường xuyên được các nhà đầu tư đón đọc, xem và tham khảo để có những thông tin về thị trường. Hàng năm Forbes đều thực hiện các cuộc thống kê số lượng các người giàu nhất thế giới và công khai.

"Việt Nam có 2 người được tạp chí Forbes bình chọn là tỷ phú đô la tôi nghĩ là một tín hiệu tốt. Chúng ta càng nhiều những người giàu có của đất nước thì chứng tỏ đất nước ngày càng đi lên, phát triển kinh tế, xã hội tốt", TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính nhấn mạnh.

Cùng đưa đánh giá, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính khẳng định, những đánh giá của Forbes tương đối đầy đủ, toàn diện dựa trên giá trị tài sản được công bố công khai và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch của những người giàu có trên thế giới. Ông Thịnh cho biết, đối với bà Phương Thảo, CEO VietJet Air, phía Forbes đã theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này khá lâu. Từ tài sản cá nhân cho đến cổ phần, cổ phiếu có liên quan cũng như các hoạt động tài chính của Vietjet trong 1 số năm trước đây đều trở thành cơ sở để thống kê giá trị lên tới 1,2 tỷ USD.

 PGS.TS Đinh Trọng Thịnh thừa nhận, tỷ phú trên thế giới không nhiều và số nữ tỷ phú lại càng hiếm hoi. Đặc biệt, bất cứ quốc gia nào, người phụ nữ ngoài việc tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh còn có thêm thiên chức làm vợ, làm mẹ với rất nhiều những khó khăn.

"Sự thừa nhận của Forbes đối với bà Thảo đã ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam. Họ là những người có đủ ý chí, kinh nghiệm cũng như có đủ tài ba để lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, tạo ra công ăn việc làm và tài sản lớn cho xã hội", ông Thịnh nhấn mạnh.

Chưa công nhận đại gia Trịnh Văn Quyết vì…

Một vấn đề khác được TS Nguyễn Trí Hiếu nhắc đến là việc đại gia Trịnh Văn Quyết — Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC — đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 33.000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) tính đến tháng 1/2017 nhưng chưa được Forbes công nhận là tỷ phú đô la.

Theo TS Hiếu, ở Việt Nam, hệ thống kế toán tài chính của chúng ta còn rất thiếu sự minh bạch. Thành ra những thống kê tài sản chỉ nên nhìn nhận một cách tương đối. Đặc biệt, theo vị chuyên gia, để đưa ra đánh giá Forbes sẽ có 1 thời gian dài để xem xét, đánh giá. Việc tài sản đột biến xuất hiện trong một thời gian ngắn của đại gia Trịnh Văn Quyết nhưng chưa được công nhận có thể do Forbes vẫn muốn theo dõi thêm.

"Thật sự những tài sản, nhất là tài sản về chứng khoán có thể thay đổi rất bất thường. Ngay cả trường hợp có những công ty sắp phá sản nhưng giá chứng khoán vẫn được đẩy lên cao khi có vấn đề làm giá ở trong đó. Rõ ràng thời điểm ngày 30/12/2016 sẽ khác so với khi chúng ta công bố ngày 20/3 do tính biến động. Thành ra để xem xét đánh giá thì các tài sản phải có một quá trình điều tra, xem xét cụ thể. Nếu chỉ dựa vào chứng khoán ở từng thời điểm đó thì giá trị không bền vững, có thể thay đổi rất nhanh chóng", ông Hiếu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng Forbes hay các tổ chức xếp hạng của Mỹ đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố, đặc biệt là căn cứ vào số liệu của cơ quan kiểm toán. Hơn nữa, thị trường bất động sản luôn luôn biến động do đó để đánh giá chắc chắn, Forbes thường căn cứ vào giá trị của các cổ phiếu với lịch sử ít nhất là 2-3 năm niêm yết thì tài sản đó mới công nhận.

"Việc mua bán các cổ phần, cổ phiếu là cả một vấn đề tương đối lớn. Và để chứng minh những giá trị đó thực sự đúng nghĩa, là tài sản thật và ổn định của cá nhân ở mỗi quốc gia cũng khác nhau. Ở Mỹ hay các quốc gia phát triển, họ có các quy định về sở hữu tài sản tương đối lâu đời và ổn định. Tính cơ sở pháp lý của các tài sản cá nhân hay tổ chức trở thành một trong những yêu cầu tương đối cao. Trong khi ở Việt Nam thì vấn đề này chưa rõ ràng.

Với ông Quyết có thể Forbes chưa có 1 quá trình theo dõi đầy đủ nên họ thận trọng xem xét thêm. Ở Mỹ và các nước phát triển có những quy định về Luật pháp hay sở hữu tài sản tương đối lâu đời, ổn định nên dễ dàng chứng minh là tài sản thật.

Trong khi Việt Nam chỉ nhìn cái ngọn của tài sản mà không nhìn phần gốc nên rất khó xác định chính xác. Nếu Forbes chứng minh được khối tài sản thật của ông Trịnh Văn Quyết như công bố, chắc chắn họ sẽ thừa nhận. Việc này không có gì khó khăn cả", ông Thịnh nhấn mạnh.

Phải rút ngắn khoảng cách giàu nghèo

Bên cạnh mặt tích cực của việc có thêm các tỷ phú đô la Mỹ, điều TS Nguyễn Trí Hiếu băn khoăn đó là khoảng cách giữa các doanh nghiệp cũng như khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng thêm.

"Nếu tài sản tập trung vào tay của một số người mà số người nghèo của Việt Nam ngày càng nhiều và đại bộ phận dân chúng không được hưởng thụ, không được chia sẻ gì thì đây không phải là một điều tốt. Việc nhiều người Việt Nam được bình chọn vào nhóm tỷ phú đô la trên thế giới cần phải đi cùng với việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân trong nước. Nếu làm được như vậy thì có ý nghĩa. Ngược lại sẽ cản trở quá trình phát triển cũng như hiệu quả kinh tế", TS Hiếu nhấn mạnh.

Để làm được điều này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần nhà nước cần phải có sự hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp để hoạt động kinh tế được diễn ra trên cơ sở bình đẳng.

"Chúng ta phải để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Cùng với đó bản thân các công ty cũng cần phải có các kế hoạch cụ thể để hỗ trợ những người nghèo, những người có thu nhập thấp để ổn định xã hội", TS Hiếu nêu quan điểm.

Nguồn: Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала