Làm sao để phân biệt lời đùa lời thật của Tổng thống Duterte?

© REUTERS / Romeo RanocoTổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Philippines lại đưa ra những tuyên bố mâu thuẫn nhau.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tới thăm tàu chống ngầm lớn Đô đốc Tributs của Hải quân Nga - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Philippines hưởng lợi từ việc củng cố vị thế của Nga tại Đông Nam Á
Bộ trưởng Tư pháp cảnh báo rằng, hành động của Trung Quốc nhằm quân sự hóa bãi cạn Scarborough sẽ khiến Philippines nối lại hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ. Sau đó Tổng thống Duterte đã tuyên bố rằng, quan hệ hữu nghị giữa Philippines và Trung Quốc đang "ở mức độ cao nhất", và những người Trung Quốc là những bạn tốt và đáng tin cậy. Nhưng, cùng ngày ông Duterte đã yêu cầu đại sứ Mỹ tại Manila giải thích lý do tại sao Mỹ không gửi hạm đội của họ tới vùng Biển đông để ngăn chặn Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự ở đó. Và thông tin về việc Trung Quốc bắt đầu đóng thêm loạt tàu đổ bộ cỡ lớn hầu như không tình cờ trùng hợp với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines về việc vào tháng 5 Malila sẽ tiến hành cuộc đàm phán với Trung Quốc về những tranh chấp ở vùng Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik, nhà chính trị học Vladimir Kolotov cho biết:

"Chính sách đối ngoại của Duterte nhằm mục đích giải quyết các vấn đề của mình bằng bàn tay của người khác. Tuy nhiên, một nước với nguồn lực nhỏ hơn không bao giờ có thể buộc một quốc gia với nguồn lực lớn hơn phải phục vụ lợi ích của mình. Đừng hy vọng vào điều đó, mà đây là lỗi cơ bản của Tổng thống Philippines và lãnh đạo các nước ASEAN đang cố gắng giải quyết các vấn đề của mình với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Hoa Kỳ chỉ có một loại đối tác nước ngoài, đó là các nước chư hầu làm tất cả mọi thứ theo yêu cầu của Washington. Tất nhiên, một nước lớn như Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm của Mỹ. Và mục tiêu của Washington không phải là sử dụng nguồn lực của mình để giải quyết các vấn đề của ASEAN mà làm cho Trung Quốc bị mắc kẹt trong khu vực".

Giáo sư Kolotov cho rằng, cuộc đàm phán Philippines-Trung Quốc về các vấn đề tranh chấp không thể đạt kết quả thực chất. Tổng thống Duterte không thể đưa ra đủ lý lẽ để Trung Quốc xem xét nghiêm túc lập trường của Philippines. Ở đây nói không chỉ về một số bãi cạn và hòn đảo mà về toàn bộ hệ thống an ninh chiến lược của các cường quốc lớn. Trong bối cảnh này ai sẽ chú ý quan tâm đến lợi ích của Philippines? Mỹ đang thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa từ Alaska đến Australia. Trong điều kiện này Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng quốc phòng của riêng mình, trên các đảo xuất hiện những trạm radar và tên lửa đánh chặn. Cả hai cường quốc đều cố rắng bố trí các tiền đồn để phát hiện và tiêu diệt tên lửa của đối phương ở rất xa bờ biển nước mình. Nếu có khả năng thì Mỹ và Trung Quốc sẵn sàng bố trí tiền đồn của mình trực tiếp trên lãnh thổ Philippines.  Ở đó họ có thể rơi vào tình trạng "trâu bò húc nhau", nhưng, chỉ vì lợi ích của mình chứ không vì lợi ích của người Philippines.

Rodrigo Duterte và quân đội Philippines - Sputnik Việt Nam
Liệu Duterte có còn sống đến khi kết thúc nhiệm kỳ?

Cho đến nay, các nhà lãnh đạo ASEAN cư xử giống như những người tiền nhiệm mấy thế kỷ trước. Họ đã cố gắng giải quyết các mâu thuẫn với sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu. Do vậy, trong khu vực này đã xuất hiện nhiều nước thuộc địa và bảo hộ, mà các quốc gia châu Âu đã giải quyết những thách thức và mâu thuẫn của mình trên lưng các nước đó. Hôm nay, việc trông cậy vào Trung Quốc hoặc vào Hoa Kỳ sẽ không giúp gì cho ASEAN. Các nước này nên trông cậy vào sự đoàn kết, sự nhất trí của Hiệp hội — trong trường hợp này ASEAN mới có thể bảo vệ hiệu quả quyền lợi của mình trước hai siêu cường.

Nếu nói về Tổng thống Duterte, thì không nên quên câu nói của ông rằng, "trong mỗi năm câu nói của tôi có ít nhất hai câu nói đùa." Rất có thể tuyên bố này cũng chỉ là những lời đùa?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала