Vụ việc tại xã Đồng Tâm phơi bày một vấn đề nan giải trong xã hội Việt Nam

© REUTERS / StaffVụ Đồng Tâm
Vụ Đồng Tâm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc xung đột giữa dân và nhà chức trách tại xã Đồng Tâm và việc so sánh Việt Nam với Bắc Triều Tiên, những vấn đề phức tạp trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và những nhược điểm của quá trình tư hữu hóa, triển vọng của "năng lượng xanh" và vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế Việt Nam...

Công trình sai phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Đồng Tâm đã được UBND TP.Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo xử lý từ giữa năm 2015. - Sputnik Việt Nam
Báo nước ngoài nói gì về vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức, Việt Nam?
Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế vào tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Các sự kiện tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là chủ đề Việt Nam phổ biến nhất trên các phương tiện truyền thông phương Tây và châu Á vào tuần này. Sau khi công an bắt giữ những người dân phản đối kế hoạch của chính phủ "thu hồi đất" tại xã Đồng Tâm để giao cho công ty viễn thông Viettel mà không bồi thường đầy đủ, các cư dân xã Đồng Tâm đã bắt giữ công an làm con tin. Các cư dân đã chặn lối vào xã, không cho xe ra vào, đe dọa nếu có ai đó cố gắng giải phóng các con tin thì sẽ đốt nhà văn hóa, nơi các con tin bị bắt giữ, đòi tổ chức cuộc gặp với lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội, tờ Asian Correspondent cho biết. Tạp chí Foreign Policy lưu ý rằng, các tranh chấp đất đai là nguyên nhân chính gây ra những xung đột giữa chính quyền Việt Nam và người dân bởi vì các cơ quan chính quyền địa phương có quyền ký kết giao dịch với các nhà phát triển hoặc các công ty công cộng, đuổi người dân bản xứ ra khỏi mảnh đất ấy mà không có bồi thường nào.

Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Điều gì khiến tôi viết về tham nhũng ở Việt Nam…
Tờ The Straits Times phê bình các cơ quan chính quyền của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai công tác đấu tranh chống các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chiếm vỉa hè và gây ra một số phiền toái cho khách du lịch. Các bài viết dài về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã xuất hiện trên tờ The Diplomat. Nói về cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam, tờ East Asia Forum lưu ý rằng, trong thập kỷ qua ở Việt Nam đã xuất hiện tầng lớp "siêu giàu", những người này thường gắn liền với giới thượng lưu chính trị và có ảnh hưởng khá lớn đến đường lối chính trị. Tầng lớp này ngăn chặn các nỗ lực cải cách dân chủ ở Việt Nam. Ấn phẩm Frontera News giải thích lý do tại sao quá trình tư nhân hóa đang diễn ra ở Việt Nam có thể không phục vụ cho lợi ích của các cổ đông nhỏ.

Song, vào tuần này trên báo chí quốc tế có cả những bài viết tích cực giợi thiệu về Việt Nam. Trang điện tử  Island.lk  so sánh Việt Nam với Bắc Triều Tiên vì hai nước có nhiều điểm chung trong lịch sử thời hiện đại. Bài viết ghi nhận những thành công lớn của Việt Nam trong phát triển kinh tế và xã hội, và nhấn mạnh rằng, Việt Nam có thể là tấm gương cho CHDCND Triều Tiên.

nhà máy điện gió - Sputnik Việt Nam
Nguồn năng lượng hoặc vũ khí phá hủy hệ thần kinh?
Chủ đề kinh tế phổ biến nhất có liên quan đến Việt Nam là sự phát triển của năng lượng "xanh" — một nguồn năng lượng tái tạo. Theo VnExpress International, Việt Nam có kế hoạch đến năm 2030 điện từ mặt trời, gió sẽ chiếm 10,7% tổng công suất nguồn điện cả nước. Báo chí quốc tế lưu ý đến việc Việt Nam đang chiếm vị trí hàng đầu ở châu Á về số lượng các cửa hàng, đã lên vị trí thứ 4 trên thế giới về sản xuất giày dép, còn các kỹ sư Việt Nam đã thiết kế máy bay có khả năng bay vào vũ trụ. Trang web Borderless News Online có bài viết về người sáng lập ra hãng hàng không VietJet và nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại.

Cuối bài điểm qua báo chí quốc tế là một bài viết tuyệt vời của CNN về thành phố Hà Nội và Cà tru  — loại hình âm nhạc độc đáo của Việt Nam. Tác giả bài này là một người yêu mến Việt Nam và thủ đô Hà Nội.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала