Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

ASEAN chọn Mỹ hay Trung Quốc?

© AP Photo / Aaron FavilaTại Manila, thủ đô Philippines, đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30.
Tại Manila, thủ đô Philippines, đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Manila, thủ đô Philippines, đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30.

Sau khi thảo luận về các vấn đề thời sự trong quá trình phát triển ASEAN và tình hình trên thế giới, lãnh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á đã thông qua văn kiện chính thức cho phép đánh giá về kết quả công việc của họ, nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của đài Sputnik viết.

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN lần thứ 30, ngày 29 tháng 4 năm 2017 ở Manila, Philippines. Từ bên trái: Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Singapore Lee Hsien Loong. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đóng góp những gì tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 30?

Vào cuối năm 2015 các nước thành viên đã thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 "Rèn trước với nhau", khái niệm này đang triển khai hiệu quả. Các chuyên gia dự báo kinh tế ASEAN sẽ tăng vào khoảng 4,8%  trong năm nay. Các quốc gia ASEAN có ý định tiếp tục phát triển mối quan hệ với các đối tác ngoài khối và đang xem xét đơn xin gia nhập của Cộng hòa Dân chủ Đông Timor.

Chỉ có các điểm nóng trong khu vực đang gây sự lo lắng của các nước thành viên. Về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN phê phán hành động của Bình Nhưỡng, mà các đợt phóng tên lửa và vụ thử hạt nhân làm gia tăng sự căng thẳng và có thể ảnh hưởng tới tình hình hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhưng, Hội nghị thượng đỉnh không nói gì về những hành động của Washington và Seoul khiêu khích quân sự ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên, kể cả với các cuộc diễn tập thường niên và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại Hàn Quốc.

Song, một vấn đề nóng hổi khác —  tình hình Biển Đông — đã được giải quyết rõ ràng có chú ý đến quan điểm của Bắc Kinh. Như được biết, tại Manila, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị đã cảnh báo các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông gây ra sự căng thẳng. Nhưng, văn kiện chính thức đã xoa dịu những mâu thuẫn và không nói trực tiếp về các hành động của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ lại một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của "việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông", việc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, và bày tỏ hy vọng sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (vào giữa năm nay).

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 đã khai mạc vào ngày 26 tháng 4 tại Philippines. - Sputnik Việt Nam
Đâu là bến đậu của con thuyền ASEAN?

Người ta nói, đại sứ Trung Quốc tại Manila đã vận động hành lang để Hội nghị thượng đỉnh ASEAN không phê phán Trung Quốc. Tuy nhiên, thậm chí nếu không có bộ máy vận động hành lang của Trung Quốc thì thái độ mềm mỏng đối với Bắc Kinh phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo nước chủ nhà —  Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Trong tình hình căng thẳng chính trị thế giới, ASEAN sẽ "thân" với ai: với Hoa Kỳ hoặc với Trung Quốc? Chắc là, chúng ta sẽ không nhận được một câu trả lời rõ ràng. Có nghĩa là các quốc gia Đông Nam Á sẽ cố gắng duy trì được sự cân bằng giữa hai siêu cường để giữ gìn độc lập dân tộc, hòa bình và ổn định, bỏ qua các khuynh hướng ý thức hệ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала