Tham nhũng làm nợ công tăng cao và quản lý nợ công của VN 'không giống ai'

© Ảnh : Ngọc Thắng/ ThanhnienBộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa (trái) trao đổi với đại biểu Quốc hội
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa (trái) trao đổi với đại biểu Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận điều này khi tham gia thảo luận tại Quốc hội về dự án luật Quản lý nợ công chiều 30.5.

Tham nhũng làm nợ công tăng cao

Theo đại biểu (ĐB) Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), nợ công lẽ ra là nguồn lực tăng trưởng, phát triển bảo đảm quốc kế dân sinh, nhưng nợ công vừa qua trở thành một nguồn cho tham nhũng, lãng phí, để lại gánh nặng cho thế hệ sau.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Nợ của doanh nghiệp nhà nước như Vinashin ai trả?

"Nguyên nhân nợ công, báo cáo của Chính phủ xem nhẹ yếu tố tham nhũng và lãng phí. Đây là nguyên nhân rất lớn của việc nợ công tăng cao. Quốc hội vừa qua cũng nêu ra 12 dự án đã có mấy chục ngàn tỉ đồng thua lỗ, thất thoát. Nếu không nhìn nhận rõ ràng vấn đề này để đưa vào luật sẽ không khắc phục được sai phạm", ông Nghĩa nói.

Tương tự, ĐB này cho rằng cần quan tâm đến nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

"Nếu nói nhà nước không chịu trách nhiệm cũng không được vì nếu DNNN vay nợ phá sản thì nhà nước cũng không thể đứng ngoài, DN tư nhân nếu phá sản nhà nước cũng không thể không làm gì huống chi DNNN. Nói không có trách nhiệm cũng không được", ông Nghĩa bày tỏ.

Chia sẻ vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, thời gian qua nhiều gánh nặng dồn vào ngân sách khiến nợ công cao. Đơn cử là việc một số nợ của DNNN cũng dồn vào nợ Chính phủ, khi đáng ra DN phải tự vay tự trả, song thực tế Chính phủ phải vay về rồi cho DN vay lại như trường hợp của Vinashin hoặc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC).

Một cô gái ở tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Nợ công Việt Nam ngày càng tăng trong bối cảnh sắp không còn ODA
Giải thích về mô hình quản lý nợ công của VN, Bộ trưởng Tài chính thừa nhận là "không giống ai" khi người chi là Bộ Tài chính, trong khi có 3 cơ quan đi vay là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT. Theo ông Dũng, cần thiết phải thống nhất về một đầu mối.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đặt vấn đề về tồn tại trong quản lý nợ công. Theo đó, có tới 3 cơ quan cùng quản lý.

"Một người đàm phán đi vay, một người cho vay và một người trả nợ. Không có quốc gia nào giống chúng ta", bà Ngân nói và lý giải ở các nước, Ngân hàng Nhà nước không phải là thành viên Chính phủ mà là ngân hàng T.Ư của các ngân hàng. Còn ở ta, do Ngân hàng Nhà nước được coi là cơ quan ngang Bộ, thành viên Chính phủ. "Vấn đề nói mãi không sửa được, nên cứ phải phân nhánh là một người đi vay, một người dùng, một người trả nợ", Chủ tịch Quốc hội nói.

Đường sắt lạc hậu do độc quyền

"Sau hơn 10 năm thực hiện luật Đường sắt 2005, chúng ta chẳng những không thấy được sự vươn lên của ngành đường sắt mà biểu hiện ngày càng tụt hậu với công nghệ, thiết bị cổ lỗ, chất lượng dịch vụ thấp, thị phần ngày càng giảm. Nguyên nhân là sự độc quyền kéo dài của DNNN", ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) nhận xét khi tham gia thảo luận về dự thảo luật Đường sắt sửa đổi hôm qua.

Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Cái nhìn từ bên trong Việt Nam: Nợ công tăng nhanh gấp ba tốc độ tăng trưởng
Theo ông Lâm, mặc dù DN kinh doanh đường sắt đang thực hiện quá trình tái cơ cấu nhưng công ty mẹ là DN kinh doanh kết cấu hạ tầng vẫn nắm giữ cổ phần chi phối tại các DN kinh doanh vận tải đường sắt. Như vậy, việc kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải về bản chất vẫn do một DN thực hiện. Sự độc quyền này không tạo nên sự hấp dẫn của thị trường vận tải đường sắt, không thu hút được đầu tư của các DN ngoài nhà nước, dẫn đến vận tải đường sắt trong thời gian qua dù nói là mở cửa nhưng không ai dám vào, không có sự cạnh tranh và kết quả là ngày một kém chất lượng và mất thị phần.

Giải trình với ĐB, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa thừa nhận đường sắt VN từ chỗ "hiện đại hiếm có nhưng cứ kém dần đi và cho đến nay thì thực sự rất lạc hậu". Tuy vậy, theo người đứng đầu ngành giao thông, một trong những nguyên do chính là đầu tư cho ngành đường sắt rất hạn chế, cụ thể là giai đoạn 2011 — 2015 chỉ khoảng 3,18% trong cơ cấu đầu tư trong ngành giao thông, thua xa con số gần 89% cho đường bộ.

Nguồn: Thanh Niên

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала