Nhà nước Việt Nam đã chủ động xin lỗi người bị oan?

© Ảnh : Châu Giang/Báo Dân SinhĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Chúng ta đang xây dựng một Nhà nước văn minh, một Nhà nước văn minh phải là một Nhà nước lịch sự. Bất kỳ ai phạm lỗi với một cá nhân nào đó, họ còn xin lỗi trước" - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) phát biểu tranh luận tại phiên thảo luận về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại Quốc hội sáng 31.5.

Đại biểu Nhưỡng nêu quan điểm, ông không đồng tình với một số ý kiến cũng như báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy định là cần phải có đơn của người bị oan sai thì cơ quan chức năng mới tiến hành xin lỗi công khai.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Giám sát tài sản cán bộ cấp cao là tuyên ngôn chống tiêu cực

"Chỗ này tôi đồng tình với ý kiến của ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu trước đó. Chúng ta đang xây dựng một Nhà nước văn minh, một Nhà nước văn minh phải là một Nhà nước lịch sự. Bất kỳ ai phạm lỗi với cá nhân nào đó, họ còn phải xin lỗi trước, thậm chí chưa cần phải nói anh phải xin lỗi tôi thì đã phải xin lỗi rồi. Văn minh là phải có lịch sự, cho nên Nhà nước chúng ta phải lịch sự" — ĐB Nhưỡng nói.

ĐB Nhưỡng nêu thêm lý do nữa khi cơ quan chức năng gây oan sai phải chủ động xin lỗi. Đó là tất cả người dân không phải ai cũng hiểu được quyền của mình. "Dân có nhiều quyền nhưng không phải ai cũng hiểu được, đặc biệt là người có trình độ văn hoá thấp, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa nên Nhà nước cần chủ động xin lỗi khi gây ra oan sai để đảm bảo sự công bằng" — ĐB Nhưỡng nhấn mạnh.

Trước đó, vấn đề này cũng đã được ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu. ĐB Thủy cho rằng, dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mới tiếp cận theo hướng chỉ khi người bị oan có đơn yêu cầu, Nhà nước mới tổ chức xin lỗi công khai và phục hồi danh dự cho họ. Nếu như người bị oan không có đơn yêu cầu thì việc xin lỗi công khai và phục hồi danh dự không diễn ra.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Vì sao cần bóc băng đối thoại của Chủ tịch HN với dân Đồng Tâm?

"Cần phải cân nhắc thêm quy định này. Tại báo cáo giải trình tiếp thu trích dẫn Điều 34 của Bộ luật Dân sự, quy định: Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin đó xin lỗi cải chính công khai. Báo cáo cho rằng căn cứ vào quy định nêu trên thì xin lỗi và cải chính công khai thuộc quan hệ dân sự, thuộc quyền nhân thân do đó chỉ khi người bị oan có yêu cầu Nhà nước mới tổ chức xin lỗi công khai. Tôi cho rằng trích dẫn Điều 34 Bộ luật Dân sự trong trường hợp này là không phù hợp, vì ở đây không phải cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự mà là cá nhân đã bị cơ quan tố tụng làm oan trong quá trình giải quyết vụ án, do đó phục hồi danh dự cho người bị oan phải là trách nhiệm công vụ chứ không phải quan hệ dân sự" — ĐB Thủy nói.

Liên quan đến vấn đề Nhà nước xin lỗi người bị oan sai đã được ĐB Thủy đã phát biểu tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách khi bàn về dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, ĐB Thủy đã đề nghị luật cần quy định Nhà nước phải chủ động xin lỗi công khai, phục hồi danh dự khi gây ra oan sai cho người dân trong quá trình giải quyết vụ án.

Nguồn: Dân Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала