Sự lựa chọn của Việt Nam: Gepard hoặc Gremyashchy?

© Sputnik / Yury Abramochkin / Chuyển đến kho ảnhtàu Steregushchy
tàu Steregushchy - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gần đây, Báo Đất Việt đã đăng tải một bài viết, trong đó tác giả phân tích tình trạng hiện tại của lực lượng hải quân Việt Nam và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của tình hình chính trị- quân sự ở vùng Biển Đông.

Đặc biệt, theo ý kiến ​​của tác giả, "… hiện nay, điểm yếu lớn nhất của hải quân Việt Nam là phòng không hạm, bởi các tàu nổi hiện chỉ có khả năng phòng không điểm trong phạm vi trên 10km, không đủ để đối phó với các máy bay mang tên lửa chống hạm tầm xa của một số nước trong khu vực"

Tuy không nghi ngờ gì về tầm quan trọng của sự hợp tác Việt — Nga trong lĩnh vực mua sắm tàu chiến mặt nước, tác giả bài báo cố gắng giải thích tại sao Việt Nam không có kế hoạch đặt hàng thêm tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Nga. Theo tác giả, trước hết nên chú ý đến tàu hộ tống mới của Nga — Project 20380 (lớp Steregushchy) và đặc biệt là tàu hộ vệ Project 20385 (lớp Gremyashchy). Các tàu này sánh được với Gepard về trọng tải choán nước và trang bị hệ thống tên lửa, nhưng, theo tác giả, có những khả năng lớn hơn để đối phó với tàu ngầm của đối phương và quan trọng nhất, có hệ thống phòng không được nâng cấp nhờ nhiều loại tên lửa ở các tầm cao và tầm xa khác nhau. Tác giả bài báo cho rằng "… với hệ thống vũ khí phòng không và chống hạm, đối đất, chống ngầm như vậy, các tàu hộ vệ thuộc Project 20385 được đánh giá là những tàu chiến mặt nước cỡ 2.000 tấn có hỏa lực mạnh và toàn diện nhất thế giới…"

Sputnik yêu cầu Chuẩn Đô đốc Vladimir Bogdashin, chuyên gia quân sự về sử dụng các hạm tàu nổi, bình luận về bài viết này. Không có gì phóng đại khi gọi ông Bogdashin là "huyền thoại của Hải quân Liên Xô và Nga".  Ông là người chỉ huy tàu tuần tra Bezzavetny mà trong năm 1988 ở Biển Đen, tàu Liên Xô đã hai lần đâm mạnh vào tàu tuần dương Yorktown của Mỹ, buộc đội tàu chiến Mỹ phải rút ra ngoài vùng lãnh hải của Liên Xô. Sau đó ông Vladimir Bogdashin đã chỉ huy hàng không mẫu hạm Moskva và tuần dương hạm tên lửa cùng tên, nay là tàu chỉ huy Hạm đội biển Đen của Liên bang Nga.

"Lực lượng hải quân của bất kỳ quốc gia nào phải giải quyết những  nhiệm vụ nhất định. Trên cơ sở này quy định các hình thức và phương pháp thực hiện các nhiệm vụ đó, thành phần và phương tiện của lực lượng hải quân. Cần phải chú ý đến điều kiện thời tiết và điều kiện thủy văn của vùng biển, nơi sẽ thực hiện các nhiệm vụ đó, cũng như các ranh giới trên biển với các quốc gia thân thiện và các nước — đối thủ tiềm tàng. Tất nhiên, phía Việt Nam chú ý đến tất cả những yếu tố này khi lựa chọn các hệ thống vũ khí cần thiết cho lực lượng hải quân. Tên lửa hành trình Kalibr là một loại vũ khí tấn công mạnh mẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách từ 500 km lên tới 4.500km. Tuy nhiên, nếu tàu chiến mang tên lửa tấn công mạnh mà hệ thống phòng thủ tên lửa có tầm bắn không xa chỉ để tự vệ, thì đây không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Vũ khí tấn công phải được bảo vệ vững chắc hơn. Một trong những phương pháp bảo vệ là các hệ thống phòng thủ bờ biển. Liệu các hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc đội tàu chiến trên Biển Đông trong trường hợp tình hình khẩn cấp của cuộc xung đột? Nếu có thể, thì tàu hộ tống Project 20380 lớp Steregushchy hoàn toàn phù hợp cho Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ và trên các đảo riêng biệt có thể đảm bảo 100% cho các tàu chiến mang tên lửa tấn công duy trì khả năng chiến đấu. Rõ ràng, sau khi đánh giá thực trạng, các chuyên gia Việt Nam có cơ sở để quan tâm đến tàu hộ vệ Project 20385  có cả các tên lửa tấn công và hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ, có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 30 đến 150 km. Tức là, các tàu này có sẵn hệ thống phòng thủ có thể bảo vệ nhóm tàu chiến mà không cần bất kỳ nguồn lực bổ sung".

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đến cuối năm nay Nga sẽ hoàn thành việc cung cấp "Gepard-3.9" cho Việt Nam
Sputnik hỏi:  Liệu ông có nghi ngờ về khả năng chiến đấu của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 trong tình hình hiện nay ở Biển Đông? Chuẩn Đô đốc Vladimir Bogdashin trả lời:

"Hệ thống pháo-tên lửa với 16 quả tên lửa là một sức mạnh lớn đối với các tàu có trọng tải tương tự như Gepard. Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ tên lửa bố trí trên tàu chỉ là các phương tiện tự vệ. Tức là, dù tàu lớp này có khả năng tấn công từ khoảng cách xa, nhưng, rất tiếc, nó  không thể tự bảo vệ bản thân một cách đầy đủ. Tất nhiên, có thể hy vọng vào sự yểm trợ của không quân, các máy bay có thể đảm bảo phòng thủ tên lửa ở các khu vực xa, nhưng, tàu chiến phải có hệ thống phòng thủ tên lửa riêng hoạt động ở tầm trung (150-180 km). Nếu Gepard có hệ thống mạnh hơn chống máy bay và chống tàu ngầm thì, rõ ràng, phía Việt Nam không có nhu cầu tìm kiếm một cái gì đó mạnh hơn. Mặt khác, rất tốt mà bây giờ Việt Nam có đủ khả năng lựa chọn loại vũ khí mà họ cần đến".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала