Truyền thống hợp tác khoa học giữa Nga và Việt Nam không bị gián đoạn

© Fotolia / Michalis PalisThành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang. Trước thềm sự kiện này tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàm Lâm Khoa học Nga sẽ tổ chức cuộc họp báo và hội thảo bàn tròn với sự tham gia của các chuyên gia Nga về Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà Viện này đã trở thành địa điểm lựa chọn để tổ chức hoạt động này, bởi vì ở Nga, Viện Viễn Đông là cơ sở khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam cũng như trong sự hợp tác với nước này trong lĩnh vực khoa học xã hội. Trong năm 2008, tại đây đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN. Các chuyên gia của Trung tâm phân tích quá trình phát triển chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam hiện đại, các vấn đề trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, nghiên cứu những kinh nghiệm của mối quan hệ giữa Liên Xô và Nga với Việt Nam, thực trạng mối quan hệ của Việt Nam với ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, và những nước khác và các tổ chức quốc tế. Mỗi năm Viện Viễn Đông đều tổ chức những hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam, phát hành các tập sách "Nghiên cứu Việt Nam ". Trong 8 năm qua, Trung tâm đã xuất bản 7 bộ sách chuyên khảo của các nhà khoa học Việt Nam bằng tiếng Nga và tiếng Việt.

 "Trung tâm của chúng tôi có mối quan hệ khoa học chặt chẽ với 11 trung tâm lớn nhất nghiên cứu khoa học xã hội tại Việt Nam, — Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Kinh tế Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông cho biết.

Ví dụ, năm 2012, Trung tâm Việt Nam và ASEAN của chúng tôi cùng với Đại học Ngoại thương Việt Nam đã xuất bản bộ sách chuyên đề về hợp tác thương mại giữa Nga và Việt Nam. Trong năm qua, tôi đã đọc loạt bài giảng tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Hiệp hội Hữu nghị với nước ngoài, chúng tôi đã tổ chức hội thảo khoa học "Việt Nam và Nga trong khu vực Đông Nam Á". Trong năm 2017, chúng tôi chuẩn bị xuất bản tập sách "Văn hóa và truyền thống ở Việt Nam hiện đại", trong đó sẽ giới thiệu những khía cạnh và góc độ nghiên cứu của chủ đề. Đây là một ví dụ về sự hợp tác với Viện Văn hóa Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Việt Nam

Nhưng, hai đối tác chính của Trung tâm là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Học viện Chính trị duy trì các mối quan hệ tích cực không chỉ với Viện Viễn đông mà còn với Viện Hồ Chí Minh trực thuộc Đại học quốc gia St. Petersburg và Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga. Chúng tôi cùng nhau phối hợp để tổ chức các hội thảo khoa học về di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo thỏa thuận ba năm mới về sự hợp tác với Học viện Hồ Chí Minh, trong năm 2018  chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo khoa học về thực trạng và triển vọng phát triển sự hợp tác Nga-Việt, và trong những năm 2018-2020 sẽ hoàn tất cuộc nghiên cứu về chủ đề "Kinh nghiệm lịch sử của liên minh anh em giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm chiến tranh", và sẽ phát hành cuốn sách về kết quả nghiên cứu.

Nguyễn Tuyết Minh - Sputnik Việt Nam
"Tình yêu nước Nga của chúng tôi không thể buộc thanh niên Việt Nam học tiếng Nga"

Chúng tôi tổ chức những cuộc nghiên cứu chung và xuất bản sách chuyên khảo cùng với các tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Nga và SNG thuộc Viện Nghiên cứu châu Âu. Cuốn sách chuyên khảo lớn gần đây nhất được chuẩn bị cùng với  Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu của Nga và Việt Nam chuyên nghiên cứu lịch sử, kinh tế, chính trị, vùng Viễn Đông, mang tựa đề "Con đường củng cố an ninh và hợp tác ở Đông Á". Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, nền an ninh trong khu vực đã chịu thiệt hại đáng kể và mối nguy cơ có thể tăng lên. Đông Nam Á đang trở thành một trung tâm chính trị và kinh tế thế giới, vì thế khu vực này đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng mới".

Nghiên cứu khoa học đem lại lợi ích cho các chính trị gia, các nhà kinh tế, cho giới quân sự và kinh doanh — tất cả những người chịu trách nhiệm về việc phát triển sự hợp tác Nga-Việt, giúp họ thông qua những quyết định đúng đắn để mối quan hệ giữa hai nước chúng ta đạt đến mức độ xứng đáng với ý muốn của nhân dân Nga và nhân dân Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала