Vì sao Việt Nam cấm linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong không được xuất cảnh?

© Ảnh : Facebook/Nguyễn Ngọc Nam PhongNguyễn Ngọc Nam Phong
Nguyễn Ngọc Nam Phong - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngày gần đây, các trang báo chống chính quyền nhà nước Việt Nam đưa tin về việc cơ quan Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài tạm dừng xuất cảnh linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong vì lý do an ninh.

Theo tài liệu của báo Công an Nhân dân online công bố từ thời điểm tháng 8/2008, có thể thấy rằng Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, một nhân vật khá nổi tiếng trong làng chống chính quyền trong nước và thường xuyên ra nước ngoài để "liên lạc" với tổ chức khủng bố Việt Tân.

Từ khi tiếp quản giáo xứ Thái Hà, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã nhiều lần xuất ngoại sang thành phố San Rose thuộc bang California, Mỹ để gặp gỡ những tên cầm đầu của tổ chức Việt Tân, bàn tính kế hoạch chiến lược đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam. Qua theo dõi của cơ quan chức năng, việc xuất ngoại của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong chẳng qua chỉ là cái cớ để linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đi huấn luyện, đào tạo và bàn chiến lược đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam do một số quỹ đứng ra tổ chức như ICNC (tổ chức đấu tranh bất bạo động), NEED (quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ)…

Quyết định tạm dừng xuất cảnh linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong lúc này của cơ quan Công an cửa khẩu sân bay Nội Bài là hoàn toàn có căn cứ và đúng quy định của pháp luật. Người dân Việt Nam hoan nghênh quyết định này của Công an cửa khẩu sân bay Nội Bài nhằm ngăn chặn, ngăn ngừa kẻ chống cộng cực đoan Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng như cần chấm sổ những nhân vật khác núp bóng tôn giáo, linh mục hay trí thức có ý đồ bắt tay với tổ chức khủng bố Việt Tân để chống lại Nhân dân Việt Nam, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Những vi phạm ở Giáo xứ Thái Hà

14h ngày 15/8/2008, giáo xứ Thái Hà huy động hàng trăm giáo dân sử dụng phương tiện đẩy đổ 8m tường rào khu đất của Công ty cổ phần May Chiến Thắng; lát gỗ cốp pha tạo lối đi, đưa thêm 2 bức tượng Đức Mẹ và Thánh giá rồi tổ chức nhiều thanh niên, giáo dân túc trực sẵn sàng cản trở nếu các lực lượng của các ngành chức năng thực thi nhiệm vụ.

Cũng tại đây, một số giáo dân còn dựng một lều bạt và di chuyển 3 xe ôtô đến đỗ tại khuôn viên đất của Công ty May Chiến Thắng; chuẩn bị các trụ sắt lớn để dựng nhà khung sắt.

Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tinh thần đó đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Rất tiếc, đôi lúc, ở nơi này, địa phương kia vẫn còn một số người lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích dân tộc, vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Việc làm của giáo xứ Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội diễn ra trong thời gian gần đây là một minh chứng cho điều ấy…

Vi phạm nối tiếp vi phạm

Mấy ngày gần đây, dư luận quần chúng nhân dân phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội hết sức bất bình về việc 2h sáng 14/8, giáo xứ Thái Hà đã huy động giáo dân tổ chức đặt tượng Đức Mẹ bằng thạch cao trên nóc bể nước ngầm trong khuôn viên nhà đất của Công ty cổ phần May Chiến Thắng tại số 178 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Cùng với việc làm trên, sáng 15/8, giáo xứ Thái Hà còn huy động khoảng 150 giáo dân tổ chức cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ và cắt cử người túc trực.

Cũng nằm trong chuỗi những vi phạm pháp luật của giáo xứ này, trước đó, từ đầu tháng 11/2007, họ đã cho người xây dựng nhà nguyện, hang đá và tiếp tục xây dựng nhà mới trên khu đất đang có tranh chấp tại tổ 3B, phường Quang Trung, quận Đống Đa do Công ty Vật tư vận tải xi măng và Công ty Điện lực Hà Nội quản lý; tự ý dựng cổng sắt chiếm phần đường đi vào khu đất của 2 doanh nghiệp nói trên. Tiếp đó, giáo xứ Thái Hà còn liên tục huy động giáo dân đẩy đổ tường rào của Công ty cổ phần May Chiến Thắng, lập bàn thờ, đặt tượng, tự ý treo ảnh Đức Mẹ, tập trung đông người cầu nguyện trên vỉa hè, lòng đường, bên ngoài tường rào Công ty May Chiến Thắng.

Để ngăn chặn tình trạng này và cũng là dịp để giải quyết dứt điểm khiếu kiện về đất đai tại khu vực nêu trên, ngay từ đầu năm 2008, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 81/QĐ-UBND thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, trật tự giao thông công cộng trên địa bàn phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Ngày 30/6/2008, UBND TP lại có Quyết định số 2476/QĐ về việc giải quyết đơn của ông Trịnh Ngọc Hiên, linh mục chính xứ Thái Hà và một số linh mục, giáo dân khác đòi quyền sử dụng đất đai tại khu vực 178 phố Nguyễn Lương Bằng (hiện do Công ty cổ phần May Chiến Thắng quản lý và sử dụng).

Quyết định trên khẳng định: "Căn cứ vào điều 1 Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, việc các ông Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đinh Tiến Đức, Nguyễn Văn Khải, Trịnh Ngọc Hiên — linh mục nhà thờ Thái Hà và một số giáo dân có đơn khiếu nại, đòi quyền sử dụng đất tại 116 Nam Đồng (nay là khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng mà Nhà nước đã quản lý trong thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa năm 1960 là không có cơ sở giải quyết".

Sau đó, ngày 2/7/2008, theo đề nghị của Đoàn thanh tra liên ngành, UBND TP Hà Nội lại có Công văn số 4231 để chỉ đạo xử lý các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng, trong đó phân rõ trách nhiệm cho các ban, ngành và chính quyền địa phương của thành phố.

Tiếp thu sự chỉ đạo của UBND thành phố, ngày 6/8, đại diện UBND quận Đống Đa và phường Quang Trung đã đến làm việc và thông báo với giáo xứ Thái Hà về việc triển khai các công việc theo ý kiến chỉ đạo của thành phố đã nêu tại Văn bản số 4231.

Nhưng rất tiếc, giáo xứ Thái Hà không những tỏ thái độ bất hợp tác mà còn liên tục có các văn bản bao biện cho các hành vi vi phạm Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, nghị định hướng dẫn thi hành và vi phạm Luật Giao thông, Luật Đất đai. Cùng với việc làm trên, giáo xứ Thái Hà tiếp tục duy trì tại đây 2 lều bạt và huy động giáo dân tổ chức cầu nguyện tại khu vực tường rào của Công ty cổ phần May Chiến Thắng, gây áp lực với đoàn công tác của quận Đống Đa.

Trúc Hồ và Trinity Hồng Thuận, đảng viên Việt Tân trong chiến dịch “Triệu con tim – một tiếng nói”. - Sputnik Việt Nam
Tội ác của Việt Tân và chiêu trò lừa bịp “bạch tuộc nhiều vòi”
Tiến thêm một bước, 14h ngày 15/8/2008, giáo xứ Thái Hà còn huy động hàng trăm giáo dân sử dụng phương tiện đẩy đổ 8m tường rào khu đất của Công ty cổ phần May Chiến Thắng; lát gỗ cốp pha tạo lối đi, đưa thêm 2 bức tượng Đức Mẹ và Thánh giá rồi tổ chức nhiều thanh niên, giáo dân túc trực sẵn sàng cản trở nếu các lực lượng của các ngành chức năng thực thi nhiệm vụ. Chiều cùng ngày, giáo dân tự ý phát quang, dọn dẹp khu vực đặt tượng, tổ chức chôn dựng Thánh giá, kéo dây điện thắp sáng trong khuôn viên nhà đất của Công ty cổ phần May Chiến Thắng.

Vào lúc 16h30' ngày 15/8, họ còn tổ chức cho khoảng 30 thiếu nhi, hơn 100 giáo dân được dẫn dắt bởi 2 linh mục vừa từ các tỉnh phía Nam ra đi từ cổng nhà nguyện Giêrađô vào khu đất của Công ty May Chiến Thắng làm lễ cầu nguyện trong thời gian 30 phút. Chưa hết, cũng tại đây, một số giáo dân còn dựng một lều bạt và di chuyển 3 xe ôtô đến đỗ tại khuôn viên đất của Công ty May Chiến Thắng; chuẩn bị các trụ sắt lớn để dựng nhà khung sắt.

Với các hành vi vi phạm pháp luật trên, UBND quận Đống Đa đã có Văn bản số 30/UBND do ông Trần Đức Học, Chủ tịch UBND quận ký gửi ông Vũ Khởi Phụng, linh mục giáo xứ Thái Hà, trong đó nêu rõ: Trách nhiệm của giáo xứ trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết tại buổi làm việc với đoàn công tác của UBND quận vào ngày 6/8 và không được gây phức tạp tình hình ANTT tại địa phương.

Song rất tiếc, chiều 17/8, được sự bật đèn xanh của giáo xứ Thái Hà, một số giáo dân tiếp tục mang tranh, ảnh, tượng Đức Mẹ định đặt trong khu nhà ở và làm việc của công nhân Công ty cổ phần May Chiến Thắng.

Sáng 18/8, UBND quận Đống Đa lại có văn bản tống đạt lần thứ 3 gửi các linh mục giáo xứ Thái Hà về việc vi phạm pháp luật của họ. Văn bản trên chỉ vừa kịp đến tay các linh mục thì đến 12h trưa cùng ngày, các giáo dân đặt 5 bức tượng Đức Mẹ, dựng 1 thánh giá lớn và treo nhiều tranh, ảnh, đặt bát hương, thắp nến, treo đèn rải rác trong phần đất của Công ty cổ phần May Chiến Thắng.

Cùng với các việc làm vi phạm pháp luật nói trên, tại trang web Chuacuuthe.com, thời gian qua đã đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh về sự việc trên nhằm cổ vũ, kích động cho các hành vi vi phạm của giáo xứ Thái Hà.

Bàn tay không che nổi mặt trời

Nguyễn Văn Hóa tại cơ quan điều tra. - Sputnik Việt Nam
Phần tử Việt Tân khai gì khi bôi nhọ Đảng, Nhà nước Việt Nam?
Ai cũng biết, Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Từ ngàn xưa, các tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta sống hòa hợp, gắn bó với những bước đi lên của dân tộc; đoàn kết bên nhau cùng đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ lâu đã hình thành một truyền thống tốt đẹp, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán và văn hóa khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đặc biệt là từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo theo lịch sử phát triển của dân tộc; coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa các tôn giáo với nhau. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào theo đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc…

Nhờ có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nên các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra bình thường ở mọi nơi trên đất nước ta. Cả nước hiện có 56.125 chức sắc, nhà tu hành, chưa kể đến hàng vạn những người hoạt động bán chuyên nghiệp của các tổ chức tôn giáo, trong đó Phật giáo có 33.066 tăng ni, Công giáo có 42 giám mục; 2.700 linh mục và 11.282 tu sĩ; Tin lành có 492 mục sư; giảng sư và truyền đạo; Cao đài có 8.340 chức sắc, chức việc; Phật giáo Hòa Hảo có 982 chức việc và Hồi giáo có 699 chức sắc. Đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 3 Học viện Phật giáo với trên 1.000 tăng ni sinh, 30 Trường Trung cấp Phật học và 4 Trường Cao đẳng Phật giáo với 3.940 tăng ni sinh đang theo học. Còn Giáo hội Công giáo có 6 đại chủng viện với 1.085 chủng sinh và 1.712 chủng sinh dự bị…

Đưa ra vài con số nói trên để minh chứng về chính sách đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo được coi là những nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Có lẽ vì thế mà những năm qua các tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ đã thể hiện sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, yên tâm sinh hoạt tôn giáo và cùng nhau hưởng cuộc sống yên bình, cùng nhau đoàn kết, đồng lòng vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Rất tiếc việc làm của linh mục Vũ Khởi Phụng, chính xứ Thái Hà, Ban Hành giáo và một số giáo dân ở đây thời gian qua đã không tôn trọng các quy định của pháp luật cũng như các văn bản quản lý của Nhà nước của UBND TP Hà Nội. Họ đã hành động theo ý đồ và kế hoạch định trước, né tránh từ chối tiếp xúc với chính quyền, kích động giáo dân vi phạm pháp luật và gây mất trật tự, an ninh xã hội.

Thái độ của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo là rõ ràng và minh bạch. Một mặt Đảng và Nhà nước ta tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo; nhưng mặt khác lại nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia và trật tự cộng đồng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự công dân hoặc trái với thuần phong mỹ tục

Nguồn: (Tổng hợp) Công An Nhân Dân

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала