Trung Quốc – Mỹ, nước nào ở thế thượng phong trong cuộc đối đầu với Triều Tiên?

© Ảnh : bh24Mỹ và Trung Quốc
Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nếu Mỹ “chọc giận” Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có thể gây rắc rối tại nhiều khu vực khác mà Mỹ cũng đang muốn chứng minh sự hiện diện của mình.

Mất kiên nhẫn với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh thực hiện các bước để ngăn chặn nguồn tiền từ nước ngoài hỗ trợ cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Trong đó, phía Mỹ sẽ quyết định làm một việc chắc chắn sẽ làm cho chính phủ Trung Quốc nổi giận: trừng phạt thẳng tay những công ty Trung Quốc hiện đang hỗ trợ điều tiết cho hoạt động của kinh tế Triều Tiên.

Theo Time, chính phủ Mỹ từng áp dụng thành công các biện pháp tương tự với Iran. Sức ép về kinh tế từ phía Mỹ đã buộc chính phủ Tehran ngồi vào bàn đàm phán. Thế nhưng trong trường hợp với Triều Tiên, Mỹ sẽ đối diện với không ít rủi ro, bất đồng với Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên có thể dẫn đến nhiều căng thẳng trong các vấn đề khác.

Khi xem xét đến những lựa chọn chính sách để đối đầu với Triều Tiên sau khi Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tất nhiên không ai ủng hộ việc Mỹ can thiệp bằng quân sự bởi nó đe dọa sẽ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân tại Hàn Quốc cũng như Triều Tiên. Thế nhưng chính quyền của Tổng thống Trump cũng gặp khó khi muốn sử dụng nhiều "chiêu" khác.

Cho đến hiện tại, chính phủ Mỹ đã cấm tất cả các doanh nghiệp Mỹ không được làm ăn với Triều Tiên. Ngoài ra, trong tuần trước, chính phủ Mỹ cũng đã bước đầu trừng phạt một ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc vì hành vi giúp cho Triều Tiên rửa tiền, Mỹ cũng trừng phạt một vài công ty, cá nhân Trung Quốc có quan hệ kinh doanh với Triều Tiên.

Thế nhưng cho đến nay, chính phủ Mỹ vẫn né tránh việc áp dụng biện pháp trừng phạt toàn diện với các ngân hàng/doanh nghiệp/cá nhân làm ăn với Triều Tiên. Cụ thể, việc trừng phạt toàn diện theo cách này sẽ được áp không chỉ với những giao dịch/hoạt động kinh doanh thuộc diện bị cấm mà kể cả những giao dịch thông thường không vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Chỉ hai ngày sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa thành công, Hàn Quốc và Mỹ đã ngay lập tức tổ chức cuộc tập trận chung để phô diễn sức mạnh quân sự và khẳng định cho mối liên minh Mỹ — Hàn, thể hiện quyết tâm sẵn sàng đáp trả thích đáng tất cả các hành vi gây hấn từ phía Triều Tiên.

Tại Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ đã tính toán và cân nhắc về việc đưa những ty nào vào danh sách bị Mỹ trừng phạt vì có quan hệ với Triều Tiên. Danh sách này bao gồm chủ yếu các công ty Trung Quốc, không ít trong nhóm công ty đó không có bất kỳ mối liên quan nào đến nước Mỹ hay công ty Mỹ, chính vì vậy, chính phủ Mỹ sẽ khó hạn chế được hoạt động hay đóng băng tài sản của họ.

Thế nhưng phía Mỹ cũng có thể sẽ trừng phạt các công ty đó theo cách nếu công ty tiếp tục hợp tác với Triều Tiên, họ sẽ bị cấm vĩnh viễn không được tiếp cận với hệ thống tài chính Mỹ. Đồng USD hiện là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thương mại và tài chính toàn cầu.

Chính phủ Trung Quốc chắc chắn phản đối mạnh mẽ biện pháp trừng phạt như được nói đến ở trên. Cách trừng phạt đó làm tổn hại đến quyền lợi của Trung Quốc và khác hoàn toàn với các biện pháp khác cần đến sự đồng thuận của thế giới, biện pháp đó do Mỹ đơn phương đưa ra.

"Chính phủ Mỹ cần phải hiểu rằng khi  mà đồng USD vẫn giữ vị thế đồng tiền chủ đạo trên thế giới, người Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận để công ty và cá nhân Trung Quốc chịu thiệt thòi tại Liên hợp quốc, chính vì vậy, Mỹ có lợi thế trong các biện pháp trừng phạt theo cách này", chuyên gia tại tổ chức Foundation for Defense of Democracies (FDD), ông Anthony Ruggiero, nhận định. Tổ chức FDD luôn ủng hộ việc hành xử cứng rắn để ngăn chặn Triều Tiên phát triển các chương trình hạt nhân.

Những ngày gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã hiểu rằng ông đã thất bại trong việc gây sức ép lên Trung Quốc để nước này trừng phạt Triều Tiên, chính vì thế dù chưa từ bỏ hy vọng nhưng ông cũng đã tính đến các phương án hành động độc lập.

Trong Quốc hội Mỹ, các nhà hoạch định chính sách đang cân nhắc sẽ trừng phạt ngành vận tải biển Triều Tiên cũng như chỉ trích mạnh mẽ việc sử dụng lao động bất hợp pháp. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo trừng phạt này, hiện còn cần đến sự chấp thuận của Thượng viện Mỹ để có thể đưa dự thảo vào thực tế.

Hãy cùng nhìn lại cách cựu Tổng thống Barack Obama gây sức ép buộc chính phủ Iran ngồi vào bàn đàm phán năm 2015. Sau khi Quốc hội Mỹ chấp thuận cho các biện pháp trừng phạt toàn diện, chính quyền Tổng thống Obama làm việc sát sao với chính phủ nhiều nước trên thế giới để yêu cầu họ giảm nhập khẩu dầu từ Iran, cùng lúc đó vẫn âm thầm đàm phán với quan chức chính phủ Iran.

Kết quả, lệnh trừng phạt đã ngăn các công ty châu Âu mua dầu của Iran, doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc và Ấn Độ cũng giảm mạnh nhập khẩu dầu từ Iran. Cuối cùng, Iran phải nhượng bộ.
Để cô lập được Triều Tiên với thế giới sẽ cần đến nỗ lực lớn hơn nhiều so với Iran trước đây. Hiện nay, thương mại với Trung Quốc chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên.
Tuy nhiên trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng lên Triều Tiên, Trung Quốc cũng có lợi thế lớn khiến Mỹ phải chùn bước. Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn.

Nguồn: Bizlive

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала