Trung Quốc đưa ra tín hiệu mạnh mẽ về lợi ích địa chính trị của mình ở Syria

© AFP 2023 / Omar haj kadourРазрушенное здание в сирийском городе Идлиб
Разрушенное здание в сирийском городе Идлиб - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để lập khu công nghiệp ở Syria, nơi ban đầu sẽ có 150 công ty Trung Quốc đặt trụ sở. Đây là công bố của ông Jin Yong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trung Quốc-Ả Rập trong hội chợ đầu tiên của dự án đầu tư phục hồi Syria sau chiến tranh.

Hội chợ khai trương ngày 9 tháng Bảy tại Bắc Kinh. Dự án đang được chính phủ Syria và đại sứ quán nước này ở Trung Quốc tích cực thảo luận. Cùng ngày, Đại sứ Syria tại Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc, Nga và Iran sẽ được ưu tiên trong việc thực hiện các dự án kinh tế ở Syria.

Bản thân việc tiến hành hội chợ giới thiệu cơ hội đầu tư cho các công ty Trung Quốc tại Syria là một động thái mạnh mẽ trong việc chỉ định lợi ích của Trung Quốc tại nước này. Không loại trừ là sau khi hội chợ kết thúc sẽ hình thành nhóm các công ty tiên phong sẽ được bố trí gọn trong lãnh thổ khu công nghiệp Syria-Trung Quốc. Vị trí của khu này chưa được chỉ định. Tuy nhiên, có lẽ, công viên công nghiệp sẽ trở thành một trong những trung tâm thực hiện sáng kiến con đường tơ lụa của Trung Quốc. Điều này có nghĩa rằng công viên có thể xuất hiện ở vùng ven biển Địa Trung Hải.

Cũng được biết rằng Trung Quốc có kế hoạch thuê tàu và máy bay tại Syria cho doanh nghiệp trong tương lai. Các công ty Trung Quốc được hỗ trợ pháp lý trong những vấn đề này, cũng như trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng thông qua ủy ban công tác đặc biệt về các vấn đề pháp lý và đầu tư khôi phục Syria.

Còn quá sớm để nói về những rủi ro chính trị có thể xảy ra khi đầu tư vào Syria, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurtov cho biết. Ông giải thích quan điểm của mình như sau:

"Khôi phục Syria, chủ yếu là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mà không có nó thì cuộc sống không thể hoạt động, sau đó mới đến việc lập các ngành sản xuất mang lại lợi nhuận. Vì vậy, hiện thời có thể không nói về những rủi ro nghiêm trọng. Cũng còn quá sớm để nói giai đoạn phục hồi nhà ở, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống sưởi sẽ thành công thế nào. Điều đó chủ yếu phụ thuộc vào thành công của tiến trình chính trị. Tôi cho rằng Trung Quốc, cũng như các chính trị gia nhìn xa trông rộng ở các nước khác, rõ ràng nhận thức được rằng nếu không đầu tư vào khôi phục Syria, rất có khả năng tư tưởng cực đoan Hồi giáo ở Trung Đông nói chung và ở Syria nói riêng sẽ tái diễn. Cần phải tước đoạt nền tảng kinh tế của kẻ thù Syria. Phục hồi kinh tế là một bước tiến trong việc này. Đối với khả năng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp cao, nông nghiệp, giao thông của Syria, chính phủ Syria phần nào sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác sẽ tham gia tích cực như thế nào trong giai đoạn đầu — giai đoạn tạo ra điều kiện cho cuộc sống bình thường của người dân. Chắc chắn chính phủ Syria sẽ ưu tiên những đối tác tham gia tích cực tái thiết cơ sở hạ tầng bị phá hủy, vì vậy Trung Quốc hành động một cách thận trọng và nhìn xa trông rộng."

Trung Quốc cảm nhận được triển vọng của giải pháp hòa bình ở Syria, nhà phân tích chính trị Vladimir Yevseyev cho biết. Vì vậy, Trung Quốc đã bắt đầu tích cực tham gia vào quá trình này, cả về chính trị lẫn kinh tế. Chuyên gia cho biết:

"Trung Quốc thực sự không muốn bị gạt ra ngoài, rất muốn tham gia với tư cách là một trong những cầu thủ quan trọng giải quyết khủng hoảng Syria, vì vậy hiện nay Bắc Kinh đang tiến hành các bước như vậy. Trung Quốc đã chờ đợi một thời gian khá dài, vì không tin tưởng chắc chắn rằng chiến dịch của Nga sẽ dẫn đến kết quả mà Nga đã đạt được hiện nay. Trung Quốc đang ngày càng tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề Syria, nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Trước cuộc khủng hoảng, Trung Quốc đã kiểm soát một phần đáng kể tổ hợp dầu khí Syria, đầu tư vào đây hàng chục hàng tỉ đô la. Trung Quốc muốn làm như vậy trong tương lai. Có lẽ, ở đây đang nói về một số hành lang ảnh hưởng kinh tế nào đó. Trung Quốc đã thông qua quyết định nguyên tắc tham gia tích cực các giải pháp khủng hoảng Syria, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế. Điều này có thể kèm theo sự tham gia hạn chế trong lĩnh vực quân sự để phát triển các vũ khí hiện có."

Năm ngoái, Trung Quốc đưa ra đề xuất đóng vai trò tích cực và độc lập trong việc giải quyết Syria, lần đầu tiên bổ nhiệm đại diện đặc biệt về Syria. Kể từ đó, Đại diện đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc ở Syria Xie Xiaoyan đã tổ chức một loạt tham vấn với tất cả các bên liên quan trong việc giải quyết Syria.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала