Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Một năm sau tòa án trọng tài The Hague: Xung đột ở Biển Đông đã thay đổi ra sao?

© Sputnik / Alexei Filippov / Chuyển đến kho ảnhTòa án Quốc tế tại The Hague
Tòa án Quốc tế tại The Hague - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước đúng tròn một năm diễn ra sự kiện Tòa án trọng tài thường trực The Hague đưa ra phán quyết theo đơn kiện của Philippines về tính hợp pháp của các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Ý kiến chuyên gia: Biển Đông sau phán quyết PCA, luật chơi mới và những cơn sóng ngầm
Tuy nhiên, chỉ duy nhất trong cộng đồng chuyên gia lưu ý đến sự kiện này — kết quả thực tế vẫn là vấn đề mơ hồ không rõ ràng, — như chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov viết trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik.

Tòa án trọng tài đã phán quyết rằng đường chín đoạn mà Trung Quốc dẫn ra làm cơ sở cho tuyên bố của mình, không thể có giá trị từ quan điểm Công ước LHQ về Luật Quốc Tế về Biển, trong đó Trung Quốc là một bên ký kết buộc phải tuân theo. Đồng thời những hành động của Trung Quốc ngăn cấm đánh bắt cá xung quanh quần đảo Trường Sa và việc sử dụng môi trường trong vùng biển này cũng nhận được đánh giá tiêu cực. Sau khi công bố quyết định của tòa án, giới quan chức Trung Quốc ngay lập tức gọi tài liệu này chỉ là "mảnh giấy" và — như đã hứa ban đầu — không công nhận kết quả của quá trình tố tụng.

Tuy nhiên, một vài ngày trước khi có quyết định của Tòa án trọng tài, Rodrigo Duterte trở thành nhà lãnh đạo của Philippines, người đã quyết định triển khai chính sách ngoại giao với Trung Quốc theo hướng ngược lại. Phán quyết của tòa án trọng tài tạo ra lợi thế đạo đức và pháp lý chưa từng thấy cho Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc hóa ra lại bị xếp xó không cần dùng đến, còn mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện rõ rệt. Duterte ưu tiên chọn cách dạy cho Philippines yêu thích Trung Quốc, quốc gia có khả năng cung cấp cho nước này các khoản đầu tư và cho vay. Vì vậy, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines nhân dịp kỷ niệm một năm phán quyết của tòa án trọng tài chứa nhiều cử chỉ uốn mình có lợi cho mối quan hệ "láng giềng hữu hảo" với Trung Quốc.

USS Dewey tại Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Một năm sau phán quyết về Biển Đông: Không thể chống lại luật pháp quốc tế
Ở Biển Đông,ông Duterte nhận được kết quả cụ thể — Trung Quốc cho phép ngư dân Philippines đến gần vùng lân cận rạn san hô Scarborough và chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Philippine đã mang lại 24 tỷ $ bao gồm nhiều khoản vay, hợp đồng giao dịch và các khoản đầu tư. Đối với Trung Quốc, kết quả quan trọng đạt được chính là trên thực tế các bên liên quan nhìn thấy việc quyết định của Tòa án trọng tài hầu như không có hiệu lực, và không noi theo tấm gương Philippines. Nếu giả sử tiếp theo Philippines, Việt Nam cũng nộp đơn kiện lên Tòa án The Hague, thì điều đó có thể trở thành một thảm họa thực sự cho danh tiếng của Trung Quốc. Sự kiện của năm ngoái và bối cảnh tương đối yên tĩnh trong Biển Đông có thể được hiểu như là một tín hiệu từ Trung Quốc: nếu các bạn giải quyết vấn đề như chúng tôi muốn, thì chúng tôi sẽ đối xử khoản đãi với các bạn.

Nhưng nếu chú ý đến các xu hướng khác của năm vừa qua, thì trở nên rõ ràng rằng tình trạng yên ổn hiện nay ở Biển Đông không chỉ là tạm thời mà còn mang tính ảo tưởng lừa dối. Việc quân sự hóa các đảo đá, quá trình xây dựng cấu trúc nhân tạo vẫn tiếp diễn. Trung Quốc đã gia cố trên "ba rặng đá lớn", còn Việt Nam, theo tin tức của truyền thông phương Tây, đã triển khai một số loại vũ khí mới trên các đảo. Việc mở rộng khai thác mỏ ở vùng biển mà Việt Nam xem là khu vực đặc quyền kinh tế của mình, suýt dẫn đến vụ bê bối ngoại giao lớn trong quan hệ Trung-Việt từ sau cuộc khủng hoảng năm 2014, khi Trung Quốc đem giàn khoan ra dựng tại vùng biển này. Lần này, chuyến thăm Việt Nam của Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã bị gián đoạn và cuộc tập trận quân sự chung của hai nước đã bị hủy bỏ. Ngay cả với Tổng thống Duterte không phải tất cả mọi việc đều diễn ra suôn sẻ: ông thú nhận rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đe dọa ông: chiến tranh nổ ra nếu Philippines sẽ bắt đầu thăm dò hoặc khai thác dầu khí.

Nói cách khác, hòa bình ở Biển Đông, nếu nó là có, khó có thể kéo dài. Mâu thuẫn cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Nếu chính quyền Mỹ trở lại hoạt động ở Đông Nam Á, chúng ta có khả năng nhìn thấy cả một sự leo thang mới. Trên thực tế, ê- kíp Trump đã quay trở lại chiến dịch "tự do hàng hải", theo yêu cầu kiên quyết của Việt Nam (không phải lý do cuối). Điều tương tự cũng có thể xảy ra sau khi thay đổi lãnh đạo ở Philippines, nếu tổng thống tiếp theo quyết định nhớ đến quả bom pháp lý, mà Tòa án trọng tài The Hague đã cho phép đặt dưới vị thế của Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала