Bất ngờ với bữa ăn chỉ 10.000 đồng của công nhân xây dựng

© Ảnh : NLĐBữa ăn công nhân
Bữa ăn công nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với chi phí chỉ giao động từ 20.000-25.000 đồng/người/ ngày 3 bữa, mỗi ngày với công nhân xây dựng luôn là một bài toán không dễ.

Hoa - Sputnik Việt Nam
Độc đáo Việt Nam: Những món ăn làm từ hoa
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, đối với người lao động chân tay, đặc biệt là những công việc đòi hỏi nhiều sức lực, kèm theo yêu cầu tăng ca, làm đêm để đảm bảo đúng tiến độ, nếu không có chế độ ăn uống đủ chất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, bệnh tật, giảm sút sức lao động, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động. Thậm chí, nếu cơ thể không được cung câp chất dinh dưỡng trong thời gian dài.

Chị Lê Thị Quý (sinh năm 1986, ở Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) nấu ăn cho nhóm gồm 12 công nhân ở khu trọ cạnh công trình cao ốc Trung Văn —Hà Đông cho biết, ở đây mỗi phòng có một người đảm nhiệm công việc nấu ăn cho mọi người trong phòng và được trả 190.000 đồng cho công việc này. Mặc dù không phải đến công trường lao động nhưng thay vào đó mỗi ngày đều phải "vắt óc" suy nghĩ về các món ăn sao cho vừa ngon, lại vừa no.

Sở dĩ chị Quý phải vất vả trong khâu nghĩ tìm món ăn cho các công nhân bởi theo lời chị thì, suất ăn của công nhân xây dựng là 25.000 đồng/3 bữa/ngày nhưng trong đó

"Còn phải trích ra mua mắm, muối, dầu ăn… có gạo là chủ lo, nếu ai không biết cân đo là lấy tiền mình ra bù ngay". "Ôi, mệt lắm!", chị Quý chia sẻ.

Cũng theo chia sẻ của chị Quý, trung bình mỗi bữa ăn gồm một món mặn, một món xào và canh. Nếu hôm nào được chủ "quan tâm" thì anh chị em công nhân được "cải thiện", còn nếu không thì "cứ quanh quẩn các món rau dưa đổi bữa". Việc nghĩ món ăn là rất đau đầu, vì có người ăn được cái này người lại không ăn được cái kia, nhiều khi bế tắc cứ mua thịt về luộc là dễ nhất, chị Quý cho biết.

Bệnh nhân ăn tiết canh bị nhiễm liên cầu lợn điều trị tại bệnh viện - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có 4 người tử vong do tiết canh và ăn thịt lợn tái
Cũng không khác gì hoàn cảnh của chị Quý, phụ trách nấu ăn cho một nhóm công nhân gồm 30 người, bà Phan Thị Gọn (60 tuổi, Hải Dương) chia sẻ, do tính chất công việc mà chế độ ăn mỗi nhóm cũng khác nhau, nhóm nào càng nhiều người thì số tiền ăn cho một người lại ít đi. Ví như nhóm bà phụ trách, do có 30 người nên mỗi người chỉ được ăn 20.000 đồng/ngày, tính ra chưa đến 10.000 đồng/bữa nên chất lượng và số lượng món ăn cũng khó mà đầy đủ được. Thực đơn mỗi ngày là tự nghĩ, ngày nào đi chợ ngày ấy giá cả theo thị trường.

© Ảnh : GĐ&XHGiá thịt lợn tăng cao nên với số tiền 20.000 đồng/người/ngày, bữa cơm hôm nay của nhóm thợ 30 người chỉ có canh cải, thịt luộc và cơm trắng
Giá thịt lợn tăng cao nên với số tiền 20.000 đồng/người/ngày, bữa cơm hôm nay của nhóm thợ 30 người chỉ có canh cải, thịt luộc và cơm trắng - Sputnik Việt Nam
Giá thịt lợn tăng cao nên với số tiền 20.000 đồng/người/ngày, bữa cơm hôm nay của nhóm thợ 30 người chỉ có canh cải, thịt luộc và cơm trắng

Tùy vào "lương tâm" người chủ?!

Giải thích cho việc chênh lệch về chất lượng bữa ăn giữa các nhóm thợ trong cùng một khu trọ, những người công nhân cho biết ngoài tính chất công việc thì cốt lõi phụ thuộc vào "lương tâm" của chủ (?!).

Theo anh Phạm Văn Dũng (Hà Nam) đang trọ ở khu công nhân trên đường Phạm Văn Bạch cho hay, khi đi làm ăn uống tập thể thì "có sao ăn vậy". Nếu hôm nào được bên chủ thuê động viên thì bữa ăn được cải thiện, ngon và nhiều món hơn còn không bình thường 25.000 đồng/người/ngày cơm canh đạm bạc qua bữa.

Anh kể, vì con cái càng lớn tiền học nhiều, làm ở quê không đủ nên anh theo mấy anh em trong làng lên Hà Nội đi xây lấy đồng ra đồng vào gửi về cho vợ con. Quyết tâm lắm nhưng vì lúc ở nhà quen cơm vợ nấu có món này món kia nên mấy ngày đầu anh ăn không vào, đi làm cả ngày mà mỗi bữa không hết lưng bát cơm, phải 2- 3 ngày sau mới quen dần, mà không ăn thì không làm được nên phải cố, cứ như thế đến giờ cũng quen. Không chỉ riêng anh Dũng mà nhiều người ở đây khi mới lên đi làm cũng rơi vào tình cảnh tương tự vì Thủ đô giá cả đắt đỏ, với số tiền ăn ấy khó mà có được một bữa cơm ngon.

Một nhóm công nhân khu trọ khác bên Hà Đông do chồng cô Hoàng Thị Mận (sinh năm 1969, Hải Phòng) làm cai, ở đây bữa ăn có phần sung túc hơn khi có hẳn 1 món mặn, 2 món xào và canh. Qua tìm hiểu được biết, chồng cô là cai quản lí một nhóm công nhân 20 người, cô theo chồng đi làm cũng nhiều năm, hiện đang phụ trách việc nấu ăn cho thợ. Giống như nhiều cai khác, ngoài việc trả lương đều đặn, vợ chồng cô cũng bỏ tiền ra nuôi thợ ăn uống hằng ngày. Cô chia sẻ, mình còn theo đến cả cuối công trình nên phải nghĩ cái lâu dài, toàn dân ở quê đi làm với nhau chèn ép gì từng bữa ăn, họ có ăn được mới có sức khỏe mà làm. Nghĩ thế nên mỗi ngày cô đều cố gắng thay đổi thực đơn cho công nhân trong tổ. 

Tuy vậy, không phải nhóm nào cũng được như thế. Mỗi nhóm mỗi dạng công việc khác nhau nên lương và chế độ bữa ăn cũng không giống nhau. Đối với những nhóm có tay nghề cao hay làm công việc đòi hỏi sức lực nhiều sẽ được trả mức lương cao hơn, các bữa ăn cũng "ngon nghẻ" hơn.

Chất lượng bữa ăn hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm của người sử dụng lao động. Pháp luật hiện hành không quy định về bữa ăn mà do các bên trong quan hệ lao động tự thỏa thuận. Tuy nhiên, chất lượng bữa ăn kém thì người lao động cũng bị ảnh hưởng đến thể lực nếu như không cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động. Thế nhưng, nhiều chủ sử dụng lao động lại ít quan tâm đến điều này vì họ luôn có những cách thức để thay mới nguồn lao động.

Theo chia sẻ của công nhân ở khu trọ cạnh công trình cao ốc Trung Văn (Hà Đông), trước số công nhân bám công trình khá đông khoảng 2.000 — 3.000 người, nhưng nay số lượng chỉ còn hơn 1.000 người đang sống và làm việc, một phần vì lượng công việc ít đi nên không cần nhiều người nữa nhưng lí do khác là nhiều người cảm thấy không phù hợp nên chuyển đi. Hiện tại, có nhiều công nhân được tuyển mới vào làm 1- 2 tháng theo dạng thời vụ, lao động mới tuyển dụng bao giờ cũng trẻ, khỏe và có khả năng tiếp thu nhanh, đem lại hiệu quả cao. Quan trọng hơn nữa là lao động tuyển mới sẽ có mức lương thấp hơn những lao động lâu năm, đồng nghĩa chế độ ăn vẫn được duy trì mà không cần thay đổi.

Những sự thật đáng buồn về cuộc sống của người công nhân xây dựng tại các xóm trọ gần những công trình xây dựng vẫn đang diễn ra hằng ngày, và dễ dàng bắt gặp ở rất nhiều khu vực đang trên đà phát triển, tốc độ xây dựng tăng tốc từng ngày. Dù bữa ăn chỉ với 10.000 đồng (thậm chí chưa tới), song vì miếng cơm manh áo, vì công cuộc mưu sinh, nhiều người thậm chí sẵn sàng chấp nhận làm việc như "bán mạng" để có được đồng lương ít ỏi gửi về gia đình.

Cũng vì tính chất lao động tự do nên để nhanh — gọn — nhẹ, giữa người lao động và "ông chủ", mọi "thỏa thuận" chỉ là "nước bọt" nên không hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm, và người lao động thì có thể bị sa thải bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể đến những nguy hiểm về mất an toàn lao động luôn rình rập tại nhiều công trường, trong khi người lao động lại dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức — một cách cần thiết — từ phía các "ông chủ" cũng như các cơ quan hữu trách…. (?)

Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала