Cuộc phỏng vấn suốt hơn 30 tiếng để trở thành CEO Uber toàn cầu của Thuận Phạm

© Ảnh : Facebook/Namster DoCEO Uber Thuận Phạm
CEO Uber Thuận Phạm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kéo dài trong hai tuần, mỗi ngày trao đổi khoảng hai tiếng với CEO Uber bấy giờ là Travis Kalanick khiến ông Thuận Phạm quên mất mình đang trong quá trình phỏng vấn. “Đó là cuộc trao đổi mang tính trí tuệ, để chúng tôi hiểu được tư duy của nhau”, ông nói.

xe hơi không người lái Uber - Sputnik Việt Nam
Uber dự định sớm đưa xe hơi không người lái vào Việt Nam
Là một trong những người được xem là quan trọng ở Silicon Valley, ông Thuận Phạm — một người Mỹ gốc Việt đang là TGĐ Công nghệ Uber toàn cầu. Để đạt được vị trí này, năm 2013, ông Thuận Phạm đã có một cuộc phỏng vấn, được đánh giá là ấn tượng, kéo dài hơn 30 tiếng với CEO Uber lúc ấy là Travis Kalanick.

"Lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau là về tầm quan trọng của một kỹ sư là gì", ông Thuận Phạm kể với khán giả tại sự kiện UberEXCHANGE sáng nay (25/7), "Chúng tôi trao đổi qua box, viết tất cả những vấn đề mà chúng tôi nghĩ là quan trọng lên một tấm bảng rồi bắt đầu đi sâu vào từng thứ một".

Trên tấm bảng đó, như lời ông Thuận kể, có khoảng 20 — 30 vấn đề cần giải quyết. Do đó, cuộc trao đổi không thể gói gọn trong 1- 2 tiếng được.

"Chúng tôi làm từ 1 — 2 chủ đề thì thời gian cứ thế trôi qua. Rồi thì chúng tôi tiếp tục cuộc nói chuyện giữa hai người. Cuộc trao đổi rất lý thú, chúng tôi cùng đi với nhau trong tất cả các hoạt động, khi về văn phòng lại bàn thảo qua Skype xem có vấn đề khác không. Thực sự đó là tranh luận, xem ý kiến của từng người với mỗi vấn đề như thế nào", ông Thuận nói tiếp.

Hà Nội là địa phương nằm trong đề án thí điểm của Uber, Grab.  - Sputnik Việt Nam
Hà Nội cấm dịch vụ đi chung xe của Uber, Grab
Như lời ông kể, ông và CEO Uber đã có rất nhiều bất đồng, đặc biệt ở những vấn đề mang tính chiều sâu, chuyên biệt. Ở những khác biệt đó, ông Travis Kalanick và ông Thuận đã cùng nhau nhìn lại xem tại sao đối phương lại quan ngại, vấn đề nằm ở đâu. Và dù rằng có khác biệt, nhưng cả hai đã có chung nguyên tắc để hiểu được quan điểm của đối phương, ở mức độ nào thì có thể chấp nhận được và từ đó đưa ra giải pháp.

"Doanh nghiệp là phải như vậy, trong kinh doanh, nếu cái gì cũng gật đầu tán thành thì không có công ty", TGĐ Công nghệ Uber toàn cầu nhấn mạnh.

Bởi ông quan niệm trong công ty cần có sự đa dạng tư duy để "có cái tốt nhất giữ vị trí cao nhất". Từ đó giả định được nhiều tình huống khác nhau. Đấy cũng là cách làm của Uber.

Nói về cảm nhận khi đó, ông Thuận bảo hai tuần đó trên thực tế ông đã "quên mình đang phỏng vấn" và đưa ra những nhận xét, ý kiến mạnh mẽ khi làm việc với đồng nghiệp. Nó là "cuộc trao đổi mang tính trí tuệ, để hiểu được tư duy của nhau".

Ông cho biết thêm ban đầu ông cũng không nghĩ là có thể hoàn thành được tất cả những vấn đề trên nhưng rồi cũng ở giữa cuộc, chính ông Travis Kalanick lại tỏ ra đầu hàng.

"Sếp bảo: Tôi mệt! Và lúc đó, tôi nghĩ cuộc trao đổi của chúng tôi cần chấm dứt", ông Thuận Phạm hài hước nói.

Nguồn: CafeF

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала