Chiến tranh và dầu mỏ

© Sputnik / Ramil Sitdikov / Chuyển đến kho ảnhРазлив нефти
Разлив нефти - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong lịch sử thế giới dầu mỏ không hiếm khi trở thành chất xúc tác dẫn đến chiến tranh. Chẳng hạn, trong thế kỷ 20 đã không chỉ một lần xảy ra như vậy ở khu vực Trung Đông. Hiện nay dầu cũng đã trở thành nguyên cớ gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Việt Nam đã cố gắng xúc tiến công việc này trong sự hợp tác với công ty Tây Ban Nha Repsol. Công ty nọ đồng ý, đã chi cho việc nghiên cứu lô "136-03"  300 triệu USD và tìm thấy một mỏ khí đốt lớn. Tuy nhiên, kết quả này khiến ai đó ở Bắc Kinh không vừa lòng. Có thể đó là thành viên Bộ Chính trị của BCH TƯ đảng Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung Quốc, tướng Phạm Trương Long, người mà hồi tháng Sáu đã vội vàng bỏ dở chuyến thăm làm việc của ông ta tại Việt Nam. Đã có thông điệp mạnh cảnh báo gửi Hà Nội. Và bây giờ có tin Việt Nam rút lui, đình chỉ công việc.

Quả thực, bất chấp lập trường của Bắc Kinh cho rằng tất cả các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và thềm lục địa xung quanh cũng vậy, Hà Nội vẫn không từ bỏ các dự án công nghiệp dầu khí. Gần đây, chính quyền Việt Nam đã gia hạn hợp đồng nhượng quyền về sản xuất dầu ở thềm lục địa Biển Đông dành cho công ty Ấn Độ ONGC Videsh. Hẳn Bắc Kinh khó lòng thích thú sự hợp tác Việt-Ấn này, trong đó có tính đến cả sự căng thẳng hiện hữu trên biên giới Trung-Ấn.

Phản hồi gay gắt từ Bắc Kinh nhắm đến cả Philippines. Nhà chức trách nước này dự kiến ​​vào tháng 12 năm 2017 sẽ  tổ chức đấu thầu cho khoan giếng dầu gần Reed bank  ở  biển Hoa Nam. Theo tin đưa của một số phương tiện truyền thông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã cảnh báo Tổng thống Philippines R.Duterte rằng sẽ buộc phải đi tới chiến tranh nếu người Philippines  cứ bắt tay khai thác nguồn tài nguyên trên vùng lãnh thổ tranh chấp.

Tôi không muốn nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ khai chiến chống lại các nước láng giềng vì tuyên bố tham vọng với phần lớn vùng biển Hoa Nam. Cũng như hoàn toàn không muốn tin rằng cơn khát dầu mỏ sẽ có thể dẫn đến xung đột vũ trang trong khu vực này. Một số nhà quan sát của các nước thứ ba đã nói rằng âm điệu hòa bình trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, vốn có thể ghi nhận từ hồi đầu năm, thì nay đang biến mất.

Hy vọng rằng tư duy lành mạnh sẽ thắng thế. Dầu mỏ ở Biển Đông chẳng phải là quá nhiều, chỉ chiếm cả thảy 2,3% trữ lượng của thế giới. Sinh mạng con người và cuộc sống hòa bình thường nhật của các dân tộc khu vực này mới là điều quan trọng hơn cả.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала