Đường thăng tiến và " đường tù tội" của ông trùm tài chính

© Ảnh : NLĐÔng Trầm Bê (trái) và ông Phan Huy Khang
Ông Trầm Bê (trái) và ông Phan Huy Khang - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Trầm Bê và đồng phạm bị bắt vì liên quan đến việc gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng khi còn đương chức tại Sacombank.

Ông Trầm Bê - Sputnik Việt Nam
Chấm dứt các chức vụ của ông Trầm Bê tại Sacombank
Ngày 1-8, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín — Sacombank) và ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị bắt vì 1.800 tỉ đồng

Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam — VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh — gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh).

Trước đó, cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng có thông báo quyết định khởi tố Phạm Thị Trang (còn gọi là Trang "phố núi", ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trang "phố núi" được cho là nhân vật bí ẩn trong vụ Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng.

Theo điều tra, tháng 4-2013, Phạm Công Danh đến gặp ông Trầm Bê (thời điểm đó là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm chủ tịch Hội đồng Tín dụng Sacombank) đề nghị cho vay số tiền 1.800 tỉ đồng. Ông Trầm Bê đồng ý cho Danh vay tiền tại Sacombank với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Sau đó, ông Trầm Bê trực tiếp dẫn Danh đến gặp Phan Huy Khang để làm thủ tục vay tiền.

Trầm Bê - Sputnik Việt Nam
Thêm một sếp lớn Việt Nam bị bắt vì gây thiệt hại hàng ngàn tỷ
Để hợp thức hóa hồ sơ vay tiền, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới lập biên bản họp HĐQT VNCB về việc dùng khoản tiền 1.800 tỉ đồng của VNCB gửi tại Sacombank làm tài sản đảm bảo cho 6 công ty vay tiền tại Sacombank.

Ngày 25-4-2013, ông Trầm Bê đã ký phê duyệt 2 tờ tình của Sacombank về việc chấp thuận chủ trương cấp tín dụng cho các công ty của Danh. Sau khi có lệnh của ông Trầm Bê, lãnh đạo Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và Chi nhánh quận 8 đã chuyển 1.800 tỉ đồng tiền vay vào tài khoản của Phạm Công Danh.

Ngày 27-4, Phạm Công Danh chuyển 1.700 tỉ đồng trả nợ cho BIDV, số tiền còn lại giữ trong tài khoản.

Đến tháng 4-2014, do 6 công ty không trả được nợ vay nên Sacombank đã tự động thu nợ gốc 1.800 tỉ đồng và 35 tỉ đồng tiền lãi từ tài khoản tiền gửi của VNCB tại Sacombank. Do 6 công ty này không có tài sản đảm bảo, không nhận nợ với VNCB nên VNCB không thu hồi được số tiền đã bị Sacombank trừ nợ.

Đường thăng tiến của ông trùm tài chính

Ông Trầm Bê sinh năm 1959, người Việt gốc Hoa, là con cả trong một gia đình nghèo có 4 người con ở Trà Vinh. Ông Trầm Bê bắt đầu sự nghiệp của mình với cương vị là Giám đốc Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh (1991- 1994) và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty này (1995-2001).

Sau 10 năm làm trong ngành gỗ, ông Trầm Bê xâm nhập lĩnh vực bất động sản bằng việc đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999) nắm giữ 3% cổ phần. Sau 17 năm gắn bó BCCI, ngày 20-8-2016, ông Trầm Bê rời Hội đồng quản trị BCCI.

Ông Trầm Bê và gia đình đang sở hữu nhiều khu đất tại quận Bình Tân, TP HCM. Trong đó, giá trị nhất là dự án Khu nhà ở cao tầng và vui chơi thể dục thể thao thuộc Tiểu khu 3 — Khu dân cư Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân) do Công ty CP Đầu tư khu đô thị mới Sài Gòn — doanh nghiệp thuộc sở hữu của một người thân trong gia đình ông Trầm Bê — làm chủ đầu tư. Với những thành công từ thị trường BĐS, năm 2009, ông Trầm Bê đã bỏ ra khoảng 64 triệu USD để sở hữu một phần khu mua sắm Vallco Shopping Mall (thuộc trung tâm thương mại tại Cupertino, bang California — Mỹ). Thương vụ này 5 năm sau đã giúp ông gặt hái được quả ngọt khi chốt lời tới 16 triệu đô.

Năm 2001, ông Trầm Bê góp vốn với nhiều người khác để xây dựng Bệnh viện Triều An, trong đó ông Bê có 15,2% vốn cổ phần. Từ năm 2002- 2004, ông nắm giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn. Năm 2004, ông trở thành thành viên trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). Hai cổ đông lớn nhất đều sở hữu cổ phần vượt 5% vốn điều lệ (ông Trầm Bê sở hữu 8,36%; con gái ông Trầm Bê là Trầm Thuyết Kiều, sở hữu 7,36% và con trai Trầm Trọng Ngân là 1,86%.). Nhóm cổ đông trong gia đình ông Trầm Bê và người có liên quan sở hữu tới 26,26% vốn điều lệ. Trong giai đoạn này, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và đạt đỉnh điểm vào năm 2007. Nhờ đó, năm 2008, Phương Nam cho ra đời Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) vào năm 2007 và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).

Ông Trầm Bê bắt đầu thâu tóm cổ phiếu Sacombank trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến giữa năm 2012. Lúc đó, SouthernBank đang lỗ 15.756 tỉ đồng, nợ xấu đang ở mức 45% và vài tháng tiếp theo tăng lên 55,3%, dẫn đến mất thanh khoản trầm trọng. Để cứu SouthernBank, một ngân hàng lớn có hội sở tại Hà Nội đã cho SouthernBank vay hàng ngàn tỉ đồng nhằm chống đỡ mất thanh khoản. Thế nhưng, trong bối cảnh đó, gia đình ông Trầm Bê lại thu gom cổ phiếu Sacombank, tỉ lệ nắm giữ lên tới 4% vốn cổ phần Sacombank (tháng 2-2012)

Đến tháng 6-2012, ông Trầm Bê rời ghế Phó chủ tịch Hội đồng quản trị SouthernBank và giao lại chức vụ này cho người con trưởng là ông Trầm Trọng Ngân. Một người con trai khác — ông Trầm Khải Hòa — cũng bất ngờ rút khỏi ban lãnh đạo của SouthernBank để tham gia HĐQT Sacombank.

Tại Sacombank, gia đình ông Bê nắm giữ 63% vốn điều lệ Sacombank. Ông Trầm Bê giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, Trầm Khải Hòa làm thành viên Hội đồng Quản trị của Sacombank. Lúc đó, gần như toàn bộ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Sacombank bị thay đổi. Ông Trầm Bê điều động hàng chục cán bộ từ NH Phương Nam ngồi ghế HĐQT và Ban Tổng giám đốc Sacombank, trong đó có ông Phan Huy Khang — nguyên Tổng giám đốc Sacombank, ông Phan Đình Tuệ — Phó tổng giám đốc Sacombank, ông Lê Trọng Trí — nguyên phó tổng giám đốc Sacombank và là con rể ông Bê (ông Trí là chồng của Trầm Thuyết Kiều)

Ngày 13-8-2015, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý cho SouthernBank và Sacombank sáp nhập. Sau sáp nhập, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 297.184 tỉ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24.506 tỉ đồng…

Đến ngày 11-11-2015, ông Trầm Bê xin thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Sacombank.

Ngày 24-2-2017, ông Bê và con trai Trầm Khải Hòa xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Sacombank. Ngân hàng Nhà nước cũng công bố chấm dứt vai trò quản trị điều hành của hai cha con ông Bê tại Sacombank.

Ngày 30-6-2017, đại hội cổ đông Sacombank chính thức bãi nhiệm HĐQT nhiệm kỳ cũ, trong đó có ông Bê và ông Hòa.

Nguồn: NLĐ    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала