Dân mạng xôn xao vụ ủng hộ bikini cho đồng bào lũ lụt ở Sơn La

© AFP 2023 / Anwar AmroMiss Bikini
Miss Bikini - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ bikini được quyên góp cho bà con vùng lũ ở Sơn La hiện tạo ra nhiều ý kiến tranh luận về sự vô tâm của những người làm từ thiện.

Lũ quét kinh hoàng nhất lịch sử tại Mù Cang Chải, Yên Bái - Sputnik Việt Nam
Lũ quét kinh hoàng tại Yên Bái, ít nhất 4 người thiệt mạng
Ngày 9/8, hình ảnh bộ đồ bơi một mảnh màu trắng đen được cho là gửi tới bà con vùng lũ ở Mường La (Sơn La) trở thành tâm điểm chú ý trên mạng. Chỉ sau vài giờ đăng tải, "món quà từ thiện có một không hai" này nhanh chóng thu hút nhiều ý kiến trái chiều.

'Món quà từ thiện' khó hiểu

Tại trang cá nhân, thành viên T.B — đại diện một đoàn cứu trợ cho bà con vùng Tây Bắc — bày tỏ sự khó hiểu trước những món đồ.

Cô hài hước viết:

"Trong thời điểm cả nước chung tay ủng hộ bà con vùng lũ, để họ thấy ấm áp và không cô đơn, thế nhưng vẫn có vài hình ảnh phản cảm và hậu quả sau đợt ủng hộ là rất đáng nói".

Người này cho biết đây là bộ bikini được gửi đến cùng quần áo và sách cũ ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. Cô cảm thấy khó hiểu, không biết phải giải quyết thế nào khi gặp tình huống này.

"Thiết nghĩ nếu đã là từ thiện, chúng ta nên làm cho đến nơi đến chốn. Khi nhận đồ cần sàng lọc qua để việc đem tặng bà con được trọn vẹn hơn", chủ nhân bài viết chia sẻ.

Trước câu chuyện trên, một số dân mạng nhận định việc người khác ủng hộ quần áo đã là thiện ý. Đôi khi vẫn có những thiếu sót và không phải ai cũng có đủ thời gian để lo mọi việc chu toàn.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng từ thiện như vậy là thiếu thành ý, có thể là sự trêu đùa ác ý, đã đi làm từ thiện thì nên có tâm.

[Infographic] - Sputnik Việt Nam
[Infographic] 10 người chết, 25 người mất tích do mưa lũ ở miền Bắc
Anh Hải Anh — trưởng một đoàn tình nguyện ở Yên Bái — cho hay khoảng đầu năm 2016, nhóm anh cũng tiếp nhận rất nhiều quần áo cũ. Tất cả số quần áo đó đều phải mang phân loại rồi mới đem đến cứu trợ cho đồng bào.

Anh tiết lộ trong bao hàng thậm chí có toàn đồ lót cũ, cùng những thứ không thể dùng được. Nhưng cả nhóm thường soát lại rồi bỏ đi, không lấy nó trở thành chuyện bàn tán, dễ làm nhụt chí anh em thiện nguyện.

Theo anh, một số món quà bỏ nhầm chỗ hoàn toàn dễ hiểu, có thể do người quyên góp không để ý hoặc nhầm lẫn, thậm chí họ không cố tình quyên góp những bộ quần áo như vậy.

Chia sẻ một trường hợp tương tự, chị Vân Anh (28 tuổi, Hà Nội) cho biết chị từng gặp trường hợp này khá nhiều. Cứ đến mùa đông, chị lại tổ chức vận động quyên góp quần áo cho bà con vùng cao.

Bên cạnh những nhà hảo tâm gửi rất nhiều đồ xuất hiện không ít bộ rách nát, quá cũ không thể dùng. Nhóm chị Vân Anh phải mất cả tuần để phân loại chúng.

Chị Vân Anh tâm sự:

"Vẫn biết tấm lòng là quan trọng, nhưng chỉ cần bớt một chút thời gian và tìm hiểu những món đồ mình gửi sẽ đến tay ai, có lẽ sẽ không còn cảnh bà con phải 'dở khóc dở cười' khi nhận được món quà như trên nữa".

Không phải lần đầu ủng hộ bikini

Tặng bikini, quần áo đã quá cũ, giày cao gót, thậm chí là đồ lót cho đồng bào vùng lũ là câu chuyện không phải lần đầu tiên gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Những món quà từ thiện trở nên rất cần thiết đối với người gặp khó khăn. Không chỉ các đoàn thể, nhiều hội, nhóm, cá nhân đã ngay lập tức lên đường cùng những vật phẩm cần thiết như tiền mặt, quần áo, nước sạch, thức ăn… cứu trợ cho bà con.

Tuy nhiên, bên cạnh các đồ hữu dụng, nhiều nhóm từ thiện lại nhận được những thứ khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu trước sự vô tâm của "tấm lòng vàng".

Trước đó, ngày 20/10/2016, tài khoản H.N. — đại diện một đoàn cứu trợ cho bà con miền Trung — đăng tải hình ảnh những chiếc áo hai dây cùng vài đôi giày cao gót được gửi đến ủng hộ. Cô bày tỏ sự bức xúc và khó hiểu trước những món đồ này.

© Ảnh : Ảnh chụp màn hìnhLời chia sẻ đầy "bất lực" của tình nguyện viên khi mở thùng đồ quyên góp toàn giày cao gót, váy gợi cảm...
Lời chia sẻ đầy bất lực của tình nguyện viên khi mở thùng đồ quyên góp toàn giày cao gót, váy gợi cảm... - Sputnik Việt Nam
Lời chia sẻ đầy "bất lực" của tình nguyện viên khi mở thùng đồ quyên góp toàn giày cao gót, váy gợi cảm...

Đây không phải lần đầu tiên H.N. gặp tình huống như vậy. Trước đó, ở Đà Nẵng, cô từng nhận được nhiều món không phù hợp.

Một câu chuyện khác về chương trình bán đồ cũ đồng giá 5.000 đồng hoặc 10.000 đồng mang tên Give Away (với ý nghĩa là "Cho đi") được tổ chức đều đặn trong 2 năm nay tại cửa hàng thời trang ở Sài Gòn cũng gây chú ý.

Theo đó, Lê Diệp Hồng Loan — chủ shop sinh năm 1992 — chia sẻ: 

"Tất cả đều là đồ các bạn trẻ quyên góp từ thiện, đa phần là áo, quần, váy đầm của nữ và chỉ phù hợp với các bạn ở độ tuổi 16-25. Đó là lý do mình không thể tặng chúng cho người già, trẻ em cơ nhỡ được".

Trần Nam Định — người thành lập nhóm Tình nguyện xanh — cho hay những hình ảnh như này làm ảnh hưởng rất lớn đến các đoàn làm từ thiện.

Người dân vùng lũ cần món đồ nhanh khô, vải bền, chất liệu dày dặn, mặc ấm và nhất thiết phải lành lặn. Ngoài ra, ủng đi mưa, mũ, khăn cũng quan trọng không kém.

Cậu đưa ra lời khuyên cho những "tấm lòng vàng" là hãy bỏ thời gian ra, dù một ít thôi, để hỏi rằng đoàn từ thiện đó sẽ tặng quần áo cho nơi nào, nhiều trẻ con hay toàn người lớn?

Như vậy, bạn sẽ có thời gian lược ra những món đồ không cần thiết với người khác. Bạn không thể gửi quần áo trẻ con cho viện dưỡng lão hay bộ đồ thời trang, cá tính của mình cho trại trẻ mồ côi được.

"Hãy đặt cả trái tim và khối óc vào từng món đồ, để những thứ bạn cho đi thực sự là thứ người được cho cần đến, có thể bắt đầu ngay từ hành động nhỏ và đơn giản ấy. Đừng làm những thứ từ thiện 'tuỳ tiện' và khiến người ta cảm thấy không được tôn trọng", Định quan niệm.

Nguồn: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала