Perimeter - hệ thống đảm bảo đòn trả đũa

© Sputnik / Mikhail Fomichev / Chuyển đến kho ảnhhệ thống tên lửa của LB Nga
hệ thống tên lửa của LB Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
60 năm trước, vào ngày 21 tháng 8 năm 1957, tên lửa R-7, loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới, đã được phóng từ sân bay Baikonur.

Sau khi vượt qua khoảng cách 5.600 kilômét, quả tên lửa do tổng công trình sư Sergei Korolev thiết kế đã đến được mục tiêu trên bãi thử Kura tại bán đảo Kamchatka. Sáu ngày sau đó, Matxcơva đã chính thức thông báo về việc Liên Xô sở hữu  tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) (sớm hơn một năm so với Mỹ).

Trong sáu thập kỷ qua, các tính năng kỹ-chiến thuật của ICBM đã được cải thiện đáng kể, — quan sát viên của Sputnik Alexander Khrolenko viết. — Những nguyên tắc tiến hành chiến tranh toàn cầu cũng đã thay đổi. Bây giờ một quả tên lửa có khả năng phá hủy trung tâm chỉ huy hoặc hầm ngầm với các nhà lãnh đạo hàng đầu của đối phương được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Đây là bản chất của học thuyết Mỹ giáng đòn "chặt đầu".

phóng tên lửa hành trình Kalibr từ trên biển - Sputnik Việt Nam
National Interest: “Kalibr” Nga đủ sức bay đến cả châu Âu và tận bên kia đại dương

Tuy nhiên, để đối đầu với đòn đánh như vậy, Liên Xô đã phát triển một hệ thống đảm bảo đòn trả đũa bao gồm các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự trên đất, trên không và trên biển. Hộ thống này được gọi là "Perimeter". Các nhà phân tích quân sự phương Tây gọi nó là Dead Hand (Bàn tay Thần chết).

Từ năm 1985, hệ thống Perimeter chính thức đi vào hoạt động. Trải qua hàng thập kỷ, Perimeter đã được thử nghiệm và nâng cấp nhiều lần, và có lẽ cả hiện nay hệ thống này là một trong những yếu tố quan trọng nhất ngăn chặn chiến tranh thế giới III. Trên thực tế, đây là một hệ thống với mạng lưới liên lạc thay thế của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga. Một hệ thống bí mật và đáng tin cậy không thể bị vô hiệu hóa.  Perimeter được bảo vệ vững chắc khỏi những kẻ phá hoại, thiên tai và các yếu tố gây hại của vụ nổ hạt nhân. Song, các chuyên gia cũng loại trừ khả năng hệ thống Perimeter bất ngờ "phát điên" và phát động tấn công hạt nhân mà không có bất kỳ lý do.

Trong khi được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu trên lãnh thổ rộng lớn, các trung tâm chỉ huy của hệ thống Perimeter thường xuyên giám sát các yếu tố thiên nhiên, địa chấn và bức xạ, theo dõi dữ liệu của hệ thống cảnh báo tên lửa, ghi lại cường độ thương lượng trong các tần số mà quân đối pương sử dụng. Sau khi phát hiện ra dấu hiệu của một cuộc tấn công hạt nhân, hệ thống báo cáo cho bộ tham mưu. Nếu câu trả lời là "cứ bình tĩnh", hệ thống nối lại hoạt động theo dõi tình hình. Nếu không có câu trả lời, Perimeter hướng tới hệ thống điều khiển các tên lửa chiến lược. Nếu không nhận được câu trả lời của hệ thống này, "bộ não điện tử" của Perimeter  tự mình quyết định phát động cuộc tấn công hạt nhân trả đũa, vì "nhận thức được" rằng "đã đến lúc". Perimeter phóng các quả tên lửa đạn đạo điều khiển, chúng phát tín hiệu trực tiếp cho các hầm phóng tên lửa, tàu ngầm và các cơ sở hạt nhân khác còn sống sót để giáng đòn trả đũa mà không cần sự tham gia của con người.

Trong thời gian chiến tranh lạnh, Mỹ đã sử dụng một hệ thống thay thế khác được gọi là "Operation Looking Glass". Trong thời gian 30 năm liền (từ năm 1961 đến tháng 6 năm 1990) phi hành đoàn của các trạm chỉ huy Không quân Chiến lược Mỹ trên 11 máy bay đã làm việc theo ca — thường xuyên "lơ lửng" trên vùng Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, kiểm soát tình hình và làm việc song song với hệ thống chỉ huy lực lượng chiến lược Mỹ trong trường hợp các trung tâm trên đất liền bị phá hủy. Sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã từ bỏ "Operation Looking Glass", bởi vì một hệ thống như vậy đòi hỏi chi phí rất cao.

Hệ thống súng phun lửa hạng nặng Solntsepek” - Sputnik Việt Nam
Quân nhân Nga sẽ nhận được hệ thống súng phun lửa hạng nặng thế hệ mới

Đến năm 1993 người Mỹ đã không biết nhiều về hệ thống kiểm soát và điều hành Perimeter, nhà quan sát Sputnik viết tiếp. — Vào mùa hè năm 1995, dưới áp lực của Hiệp ước START-1, Nga đã phải chấm dứt công tác trực, sẵn sàng chiến đấu với hệ thống Perimeter. Đáng tiếc, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không đánh giá đúng mức động thái thiện chí của ban lãnh đạo Nga. Trong tháng 12 năm 2011, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, Đại tá Sergei Karakayev đã thông báo rằng, hệ thống Perimeter lại được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu. Xin nói thêm rằng, Nga cũng có hệ thống đa năng đại dương "Status-6" với các đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 100 megaton, và nhiều loại vũ khí và kỹ thuật quân sự khác không được công bố rộng rãi.

Vì vậy các đối thủ tiềm năng của nước chúng tôi nên từ bỏ hy vọng vào chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Nga, — quan sát viên của Sputnik Alexander Khrolenko viết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала