Tổng Giám Đốc UNESCO bình luận về ứng viên xuất sắc của Việt Nam

© Ảnh : VOV.vnTổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova trả lời phỏng vấn của VOV.
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova trả lời phỏng vấn của VOV. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Việt Nam có ứng cử viên vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO là một cam kết quan trọng của Việt Nam trong việc góp phần vào sự phát triển của UNESCO.

"Việt Nam có một ứng cử viên rất chuyên nghiệp, có chuyên môn. Việc Việt Nam có ứng cử viên vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO là một cam kết quan trọng của Việt Nam trong việc ủng hộ và góp phần vào sự phát triển của UNESCO" — đó là khẳng định của Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), bà Irina Bokova khi trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.

Đây là chuyến thăm Việt Nam chính thức lần thứ 3 của bà Bokova, sau các chuyến thăm năm 2010 và 2013. Nhân dịp này, bà Bokova đã chia sẻ nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam cũng như những đóng góp của Việt nam đối với UNESCO.

PV: Thưa bà Irina Bokova, bà đánh giá như thế nào về kết quả chuyến thăm Việt Nam lần này?

Đại sứ Phạm Sanh Châu tại buổi họp báo - Sputnik Việt Nam
Chúc mừng ông Phạm Sanh Châu vào vòng ba tuyển Tổng Giám đốc UNESCO

Bà Irina Bokova: Lần đầu tiên tôi tới Việt Nam là vào năm 2010. Lúc ấy Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và tôi có dịp thăm nhiều di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Trong lần thứ 3 đến Việt Nam này, tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi. Tôi nhìn thấy sự phát triển tích cực về mặt kinh tế, cũng như chất lượng giáo dục.

Việt Nam đã đạt được nhiều mục tiêu phát triển bền vững và đề ra được những chính sách phát triển trong tương lai của Chính phủ. Ngày 24/8, trong cuộc gặp Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, chúng tôi đã nói về chất lượng giáo dục, giáo dục bậc cao, giáo dục đại học với những thành tựu đáng kể trong việc việc đào tạo giáo viên, thúc đẩy sự bình đẳng trong giáo dục.

Tôi cũng gặp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ký kết Thỏa thuận thành lập hai Trung tâm dạng 2 về Toán và Vật Lý dưới sự bảo trợ của UNESCO.  Đây là một bước mới nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới về mặt khoa học và công nghệ cho những người làm kinh doanh, những sinh viên đại học….

Hơn thế, việc thành lập trung tâm này cũng là một dấu mốc quan trọng, góp phần vào sự phát triển khoa học cơ bản trong khu vực và trên thế giới. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và Việt Nam muốn chia sẻ những thành tựu, kinh nghiệm đó với các nước khác.

PV: Một trong những trọng tâm của UNESCO là thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, UNESCO có những chính sách hỗ trợ nào cho các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, thưa bà?

Bà Irina Bokova: Tôi nghĩ rằng, các Chính phủ cần có những chính sách, chiến lược rõ ràng để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hợp Quốc đề ra (17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030). Sáng nay (25/8), tôi đã gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong đó chúng tôi chia sẻ về việc Chính phủ Việt Nam đang cố gắng đạt được mục tiêu phát triển bền vững như thế nào.

Tôi nghĩ, việc phát triển năng lực của con người rất quan trọng để đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng trong lĩnh vực này. Chúng ta cũng cần đề cập đến vai trò của kinh tế trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.  

Tôi cũng nhận thấy, Chính phủ Việt Nam đang đề cao vai trò của kinh tế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Giờ đây, chúng ta cũng cần để người dân sử dụng khoa học công nghệ để đổi mới, để họ tiếp cận với các bản đánh giá về kinh tế. Đây là cách tiếp cận hợp lý và UNESCO có thể hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.

PV: Việt Nam lần đầu tiên có ứng cử viên cho vị trí Tổng Giám đốc UNESCO, bà có nhận xét như thế nào về các ứng cử viên cho chức vụ này từ các nước đang phát triển?

Bà Irina Bokova: Tôi không thể bầu chọn hay đưa ra phiếu ủng hộ cho ứng cử viên nào, nhưng tôi có thể nói rằng, Việt Nam có một ứng cử viên rất chuyên nghiệp, có chuyên môn và việc Việt Nam có ứng cử viên vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO là một cam kết quan trọng của Việt Nam trong việc ủng hộ và góp phần vào sự phát triển của UNESCO.

Năm nay, Việt Nam đã kỷ niệm 40 năm gia nhập Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên làm việc với hệ thống của Liên Hợp Quốc. Việt Nam sẽ tiếp tục là một ví dụ cho các quốc gia khác trong lĩnh vực hợp tác với Liên Hợp Quốc để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cũng như các mục tiêu quốc  gia. Tất cả những thành tố này là minh chứng rất rõ cho sự hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và UNESCO.

PV: Bà có đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam với UNESCO?

Bà Irina Bokova: UNESCO có nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó có lĩnh vực giáo dục, các mục tiêu phát triển bền vững. Chúng tôi đã hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, như lĩnh vực giáo dục tiểu học, trung học, lĩnh vực văn hóa, bảo vệ di sản văn hóa trong danh sách của UNESCO.

Việt Nam có 7 di sản thế giới. Tôi cũng tin tưởng và hy vọng Việt Nam có thể bổ sung thêm nhiều di sản vào danh sách này.

Việt Nam và UNESCO cũng có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ nhất là khi chúng ta vừa ký thỏa thuận thành lập Trung tâm dạng 2 về Toán và Vật Lý dưới sự bảo trợ của UNESCO.

Chúng ta cũng hợp tác trong lĩnh vực thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Đó là những lĩnh vực mà chúng ta đã hợp tác và có thể tiếp tục trong thời gian tới.

PV: Đây là lần thức 3 bà đến thăm Việt Nam. Bà có thể chia sẻ những ấn tượng của bà về Việt Nam?

Bà Irina Bokova: Mỗi lần đến Việt Nam, tôi đều nhận thấy sự thay đổi. Mỗi lần, tôi đều khám phá được sự giàu có về lịch sử, văn hóa, sự phát triển về kinh tế và sự thay đổi của con người Việt Nam.

Việt Nam là một ví dụ tốt cho việc thay đổi những chính sách để phát triển kinh tế, đổi mới. Tôi mong muốn ủng hộ Việt Nam đạt được những cam kết của mình trong các lĩnh vực này.

Việt Nam cần thúc đẩy sự tham gia của người dân vào việc đề ra các chiến lược phát triển xã hội. Điều đó rất quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 là "Không ai bị bỏ lại phía sau" và để hướng đến một tương lai của kiến thức, của sự tiến bộ.

PV: Xin cảm ơn bà.

Nguồn: VOV

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала