Giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu: Cần xây dựng cơ chế khả thi

© Ảnh : kinhtedothiÔng Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lựa chọn cách thức phù hợp, khả thi và cần có những kênh để người dân được tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, có như vậy mới hiệu quả, tránh hình thức.

Đó là những ý kiến đóng góp vào Dự thảo Đề án "Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị — xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, Đảng viên" do Ban Dân vận T.Ư chủ trì.

Theo Phó trưởng Ban Dân vận T.Ư Nguyễn Văn Hùng, Nghị quyết T.Ư 4 Khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong Đảng. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng…

Bởi vậy, việc xây dựng Đề án trên là rất cần thiết, nhằm nghiên cứu xây dựng quy định, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị — xã hội, Nhân dân trong tham gia giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Góp ý vào Dự thảo Đề án, lãnh đạo T.Ư MTTQ Việt Nam  cho rằng, việc này không thể làm ở một vài điểm mà cần được làm thường xuyên, liên tục và lâu dài. Hơn 3 năm sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định 217, 218, MTTQ cũng đã vận dụng tốt các nội dung đã được quy định để thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Không dừng lại ở đó, tại Điều 27 của Luật MTTQ Việt Nam cũng đã quy định về hình thức giám sát.

Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường, về phạm vi kiểm tra, Dự thảo quy định, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị — xã hội và Nhân dân chỉ tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, đảng viên. Việc này cần phải được mở rộng phạm vi kiểm tra. Ông Cường gợi ý, có thể kiểm tra thêm về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống cũng như việc chấp hành các chủ trương của Đảng, Nhà nước của nhiều cán bộ, đảng viên.

Tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án mới đây, Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai đã nhấn mạnh, cần làm rõ câu hỏi: Ai là người kiểm tra, giám sát? Theo đó, chủ thể giám sát không chỉ có MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị — xã hội. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải là việc làm của toàn dân, phát huy được sức mạnh của Nhân dân. Đồng thời, cần đảm bảo tính khả thi trong cơ chế kiểm tra, giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt căn cứ trên các luật và quy định hiện hành để không bị chồng chéo, trùng lắp, dàn trải, tùy tiện.

Theo Trưởng ban Dân vận T.Ư, cần gắn việc tu dưỡng, rèn luyện với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần giải quyết những vấn đề nội bộ của địa phương. Chủ thể giám sát phải lựa chọn cách thức phù hợp đối với việc giám sát thường xuyên và đột xuất. Khi có vấn đề được Nhân dân phản ánh cần vận hành kịp thời quy trình kiểm tra, giám sát và thực hiện cơ chế liên quan về giải quyết vấn đề sau giám sát.

Nguồn: kinhtedothi

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала