Chiến tranh Việt Nam - bài học chưa thuộc cho chính quyền Mỹ

© Sputnik / RIA Novosti / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiến tranh mà Mỹ gây ra tại Việt Nam và bài học của nó đối với lịch sử hiện đại nước Mỹ, cuộc chiến chống tham nhũng, chất lượng kém của các dự án mà Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam, nguy cơ lũ lụt và triển vọng "năng lượng xanh"… là chủ đề một số bài viết về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài tuần qua.

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài đánh giá thường lệ của chúng tôi "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Trong tuần này, trên báo chí nước ngoài có rất nhiều bài viết, tiểu luận, phỏng vấn, hồi ký, tài liệu thông tin về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Sự đột biến này được gây bởi bộ phim tài liệu "Chiến tranh Việt Nam" kéo dài 18 giờ đồng hồ của Ken Burns và Lynn Novick, khởi chiếu hôm Chủ nhật tuần trước. Tờ Washington Post công bố một loạt cuộc phỏng vấn với các nhà làm phim.

Chiến tranh Việt Nam. Miền Nam Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chưa kết thúc

Để bộ phim này xuất hiện, các nhà làm phim đã phải mất 10 năm làm việc tại Hoa Kỳ và Việt Nam, xem hàng kilomet phim tài liệu hàng ngàn bức ảnh, gặp hàng trăm cựu binh tham gia chiến tranh cả hai phía. Trong quá trình làm phim, Ken Burns đã hiểu ra rất nhiều điều mà ông kể với các nhà báo khi trả lời phỏng vấn. Một trong những kết luận ông rút ra là: "Nước Mỹ không chỉ mắc những sai lầm bi thảm ở Việt Nam. Chúng ta cũng mắc phải những sai lầm tương tự mà người Pháp đã mắc phải sớm hơn một thế hệ". Các tác giả của một số bài viết đăng trong các ấn phẩm khác viết về thực tế ban lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn chưa rút ra được bài học từ cuộc chiến tranh đáng ghê tởm này. Ví dụ, tờ New York Times kêu gọi Tổng thống Trump không lặp lại tại Afghanistan chiến lược đã khiến sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, trong khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không ra lệnh cho các quốc gia khác, chính phủ Trump đang gia tăng ngân sách chiến tranh ở Afghanistan.

Tác giả của bài viết trong Daily News mô tả về kết quả cuộc chiến tranh Việt Nam như sau: "Năm 1975, Hoa Kỳ chạy trốn khỏi cuộc chiến kéo dài ở Việt Nam, một cuộc chiến tranh khiến hơn 58.000 người Mỹ và khoảng 2 triệu quân nhân và thường dân Việt Nam thiệt mạng thiệt mạng. Một số vùng lãnh thổ Việt Nam bị biến thành sa mạc, chứa hàng triệu bom mìn chưa nổ; đất đai trước đây màu mỡ đã bị đầu độc bởi hàng triệu gallon chất độc da cam, loại thuốc diệt cỏ gây ung thư chết người, tổn thương thần kinh và dị tật bẩm sinh, loại thuốc không chỉ đầu độc đất, mà còn giết chết và làm bị thương hàng ngàn người lính Việt Nam và Hoa Kỳ." 

Còn Center for Research on Globalization thì đăng một bài viết với những con số và hình ảnh gây sốc về việc sử dụng chất độc da cam. Và theo History, chính phủ Mỹ khi đó đã nhận thức được tác hại nguy hiểm của chất làm rụng lá.

Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Sự dối trá cho cuộc chiến lớn: Hoa Kỳ nghĩ ra cái cớ để tấn công Việt Nam như thế nào

Và bây giờ đến các chủ đề khác của bài tổng quan. Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong chính quyền và trong khối doanh nghiệp. Chủ đề nóng nhất hiện nay là ban lãnh đạo Đà Nẵng — thành phố sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tới. News & World Report đã viết về vấn đề này.

Asia Times viết về cuộc chiến tranh giành các dự án cơ sở hạ tầng dài hạn tại Việt Nam giữa hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng niềm tin vào các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đang giảm sút. Tất cả là do công nghệ lạc hậu, tai nạn và dự án đội giá, Nikkei Asian Review cho biết.

Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển và thâm canh nông nghiệp đã gia tăng nguy cơ lũ lụt, đặc biệt là tại các khu vực sông ngòi và vùng ven biển Việt Nam, The Conversation viết và nói về việc điều này ảnh hưởng như thế nào đối với tầng lớp dân chúng nghèo nhất Việt Nam.

Gần đây, ở Việt Nam, ngày càng có nhiều chú ý đến việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. VietNamNet Bridge công bố sự hợp tác của Việt Nam với Đan Mạch, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Các chuyên gia năng lượng Việt Nam hy vọng năm 2030 sẽ đạt được một phần ba nhu cầu điện của nước này thông qua "năng lượng xanh".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала