Tiết lộ bí mật cặp đôi 9X điều hành những dự án BOT nghìn tỷ của Việt Nam

© Ảnh : Đất ViệtChị Từ Thị Bích Nguyệt tại buổi làm việc cùng các doanh nghiệp vận tải và người dân sinh sống gần trạm thu phí
Chị Từ Thị Bích Nguyệt tại buổi làm việc cùng các doanh nghiệp vận tải và người dân sinh sống gần trạm thu phí - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Điểm chung của những cái tên này là đều rất trẻ tuổi, song đã nắm giữ vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp nghìn tỷ trong lĩnh vực BOT.

Dự án BOT Pháp Vân — Cầu Giẽ

Trạm thu phí đã lập trên phân đoạn BOT đường chuyên dụng mới hoàn thành, chuẩn bị thu phí - Sputnik Việt Nam
Dự án BOT liên quan Phó bí thư Đồng Nai bị tố có "lợi ích nhóm"
Chủ đầu tư dự án BOT Pháp Vân — Cầu Giẽ vừa có tân Tổng giám đốc, trong bối cảnh doanh nghiệp này vừa trải qua nhiều xáo trộn trong cơ cấu cổ đông.

Theo nguồn tin riêng của báo, ông Lê Tiến Vinh, sinh năm 1990, vừa nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát thay cho ông Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1958).

Công ty Minh Phát là cổ đông lớn nhất, chiếm 65% vốn điều lệ của CTCP BOT Pháp Vân — Cầu Giẽ (MPC) — đơn vị thực hiện dự án nâng cấp đường Pháp Vân — Cầu Giẽ.

© Ảnh : A.CTrạm Thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Trạm Thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ. - Sputnik Việt Nam
Trạm Thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Thay đổi cấu trúc thượng tầng ở Minh Phát theo sau diễn biến một loạt cổ đông lớn thoái vốn khỏi công ty này.

Hé lộ bí mật đằng sau các dự án BOT của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Hé lộ bí mật đằng sau các dự án BOT của Việt Nam
Cuối tháng 6/2016, ông Đỗ Ngọc Minh và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú đã thoái hết gần 700 tỷ vốn góp, tương đương 77% tỷ lệ sở hữu trong công ty có vốn điều lệ 889 tỷ đồng.

Tại doanh nghiệp dự án MPC, đại diện của Minh Phát là bà Nguyễn Thị Cẩm Tú cũng không còn là tổng giám đốc, thay vào đó là ông Phạm Văn Khôi, đại diện cho CTCP Đầu tư và Xây dựng Phương Thành (Phương Thành Tranconsin) — đơn vị góp 17% vốn trong liên doanh MPC.

Ở diễn biến liên quan, với những mâu thuẫn giữa các bên trong liên danh chủ đầu tư, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) hồi đầu năm tuyên bố sẽ rút khỏi dự án BOT Pháp Vân — Cầu Giẽ và chuyển nhượng toàn bộ 18% vốn cho Công ty Phương Thành.

Song theo tìm hiểu của báo, thương vụ trên vẫn chưa hoàn thành.

Dự án BOT Cai Lậy

Đến ngày 22/8, BOT Cai Lậy vẫn chưa thu phí trở lại. - Sputnik Việt Nam
VN: Khi lãnh đạo cấp cao đùn đẩy trách nhiệm về BOT
Dự án BOT Cai Lậy có tên gọi đầy đủ là "Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường QL 1 qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT", có tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.

Liên danh nhà đầu tư là CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái và CTCP Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (Trico). Trong đó Công ty Bắc Ái có thể coi là "ông chủ" của dự án khi chiếm tới 65% vốn.

Theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch đầu tư, CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái được thành lập từ năm 2004, có trụ sở đăng ký tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Theo nguồn tin của báo, ngày 10/7 vừa qua, Bắc Ái đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.

Cổ đông của Bắc Ái đều là các cá nhân gồm: ông Lê Văn Duẩn (5% vốn), ông Lê Thanh Bình (10% vốn); ông Nguyễn Phú Hiệp (góp 3%).

Cổ đông lớn nhất góp tới 82% vốn tại Bắc Ái là ông Lê Tiến Thắng. Ông Thắng có hộ khẩu thường trú tại cùng địa chỉ đặt trụ sở của doanh nghiệp này.

Tuy vậy, "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của doanh nghiệp có vốn gần nghìn tỷ đồng này hiện nay lại được giao cho một doanh nhân 9X là ông Nguyễn Tiến An (sinh năm 1992, hộ khẩu tại Vân Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Phó tổng giám đốc "hot girl"

Bắt tay - Sputnik Việt Nam
Cựu lãnh đạo cao cấp của VN đứng sau các dự án BOT là ai?
Trong cuộc họp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với các nhà đầu tư BOT chiều 11/9, chị Từ Thị Bích Nguyệt, đại diện nhà đầu tư dự án BOT Cần Thơ — Phụng Hiệp, cho rằng đây là lần thứ 7 đàm phán với bên cung cấp dịch vụ là Công ty TNHH thu phí tự động VETC.

"Với 29 trạm thu phí đang triển khai, chỉ một đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng là VETC liệu có đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng?", chị Nguyệt đặt vấn đề.

Sau bài phát biểu về vấn đề thu phí BOT, Từ Thị Bích Nguyệt được dân mạng truy tìm thông tin và địa chỉ Facebook gắt gao, không chỉ vì nhan sắc mà vì mới 25 tuổi đã làm Phó Tổng giám đốc của BOT Cần Thơ — Phụng Hiệp.

© Ảnh : DVPhó Tổng giám đốc BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp lắng nghe các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc
Phó Tổng giám đốc BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp lắng nghe các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam
Phó Tổng giám đốc BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp lắng nghe các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc

Được biết, Từ Thị Bích Nguyệt sinh năm 1992, tốt nghiệp Đại học Luật, khoa Luật Kinh tế năm 22 tuổi. Sau 3 năm đi làm, hiện nay Bích Nguyệt đã giữ chức Phó Tổng giám đốc BOT Cần Thơ — Phụng Hiệp.

Nguồn: Nhà Đầu Tư

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала