Chiến đấu cơ Nga giúp Serbia gia nhập EU?

© AP Photo / Darko VojinovicИстребитель МИГ-29 на аэродроме Batajnica в Сербии
Истребитель МИГ-29 на аэродроме Batajnica в Сербии - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những chiếc máy bay MiG-29 của Nga bắt đầu được đưa đến Serbia. Từ đêm thứ Hai sang rạng ngày thứ Ba, hai chiếc đầu tiên được chuyển đến sân bay Batajnica bằng máy bay vận tải An-124 của hãng hàng không Serbia.

Cho đến cuối tuần tới, tất cả 6 máy bay sẽ đến Serbia còn và sau đó bắt đầu quá trình hiện đại hóa những máy bay này cộng với 4 chiếc sẵn có trong thành phần Không quân Serbia. Quy trình nâng cấp đòi hỏi kinh phí 180.000 euro, thế nhưng các máy bay sẽ được đưa lên trình độ thế hệ 4+. Về bản chất, Serbia sẽ gia nhập Câu lạc bộ hiện đã bao gồm những nước sở hữu đội chiến đấu cơ như vậy, ví dụ Đức, Pháp, Anh và Italy.

Xin nhắc, vào cuối tháng 12 năm 2016 sau cuộc hội kiến tại Matxcơva với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Thủ tướng Serbia (nay là Tổng thống) Aleksandar Vučić cho biết, trong khuôn khổ viện trợ quân sự-kỹ thuật Liên bang Nga sẽ cung cấp cho Serbia 6 máy bay chiến đấu MiG-29, cũng như 30 xe tăng T —72S và 30 BRDM-2. Để hiện đại hóa và sửa chữa máy bay, Serbia sẽ phải trả bằng tiền của mình, nhưng không thể gọi đây là đề xuất bất lợi.

MiG-29 - Sputnik Việt Nam
Ngày mai lô MiG-29 Nga xuất phát đến Serbia

"Với 180 triệu euro, chúng tôi nhận được những động cơ dự phòng, tên lửa "không đối không" tầm xa, những thứ mà chúng tôi chưa bao giờ có. Ngoài ra chúng tôi nhận được tên lửa không-đối-đất có bộ dẫn đường bằng laser, vì vậy có thể nói về triển vọng hiện đại hóa triệt để của lực lượng vũ trang Serbia", — chuyên gia quân sự  Serbia Miroslav Lazanski nói với Sputnik.

Ông Lazanski lưu ý rằng Serbia nhận máy bay MiG của Nga không phải là để tham chiến, mà là để bảo vệ không phận của đất nước.  

"Một nước có khát vọng trở thành thành viên EU phải có không phận quốc gia được bảo vệ tốt. Nếu không thì máy bay của các hãng hàng không thế giới sẽ đơn giản là không thèm bay qua Serbia", — ông nói.

Đồng thời tất nhiên những chiếc MiG cũng là cần thiết để duy trì sự cân bằng lực lượng trong khu vực.

"Có những máy bay mới đang xuất hiện ở Hungary, Romania, và cả Croatia nữa nếu cuối cùng nước này nhận lấy những chiếc F-16 cũ của Mỹ. Còn MiG của chúng tôi sẽ trở thành động lực kiềm chế trong trường hợp một nước láng giềng nào đó bỗng nhiên quyết định có hành động phiêu lưu theo hướng Serbia. Tất nhiên, dành cho cuộc chiến với  NATO thì số lượng chừng đó máy bay sẽ là không đủ, còn để hạn chế tham vọng của các nước láng giềng — thì hoàn toàn ổn", — chuyên gia Lazanski kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала