Đại gia Nhật vừa tiến vào thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam là ai?

© Fotolia / Chat_a4Trạm xăng
Trạm xăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tham vọng của đại gia Idemitsu Kosan được ghi dấu bằng việc mở trạm xăng 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.

Tuyến đường Trường Sơn huyền thoại - Sputnik Việt Nam
Bí ẩn đường ống xăng dầu xuyên Việt thời chiến tranh
Thông tin vừa được Idemitsu Kosan (Nhật Bản) công bố hôm nay (5/10) cho biết, trạm xăng bán lẻ Idemitsu Q8 đầu tiên đã có mặt tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia thị trường xăng dầu Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Hiện Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu cũng mới chỉ áp dụng đối với thương nhân Việt Nam.

Thực tế, ý định tham gia bán lẻ xăng dầu được Indemitsu Kosan tiết lộ cách đây hơn một năm khi cùng hợp tác với Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) thành lập liên doanh Dầu khí Idemitsu Q8, với vốn góp mỗi bên 50%. Liên doanh này có kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, lẻ các sản phẩm dầu khí, thông qua việc xây dựng các trạm dịch vụ trên cả nước.

Ông Hiroaki Honjo — Tổng giám đốc Idemitsu Q8 cho rằng, việc lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ xăng dầu sẽ góp phần cung cấp nguồn xăng dầu ổn định cho thị trường Việt Nam, nơi mà nhu cầu dầu khí sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Sau trạm xăng đầu tiên được mở tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), doanh nghiệp này sẽ lên kế hoạch mở rộng mạng lưới tại các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Nam.

Henry Cheng -Chủ tịch Tập đoàn Chow Tai Fook - Sputnik Việt Nam
Ông trùm casino Macau rót hàng tỷ đô la vào bất động sản Việt Nam
Lâu nay bán lẻ xăng dầu vẫn được coi là "đất riêng" của các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối nội địa, với 29 đơn vị, song phần lớn thị phần lại nằm trong tay các đại gia lớn như Petrolimex, PVOil, Saigon Petro… Do đó, việc Idemitsu Q8 lấn sân vào phân khúc bán lẻ được giới chuyên gia nhận xét sẽ đem lại thế cân bằng, mở ra sự cạnh tranh thực sự trên thị trường.

"Việc có nhiều đại gia năng lượng ngoại "nhòm ngó" vào thị trường bán lẻ xăng dầu là hoàn toàn bình thường. Thị trường càng có sự cạnh tranh bao nhiêu thì người tiêu dùng càng được lợi bấy nhiêu. Các doanh nghiệp nội địa buộc phải chuyển mình", chuyên gia Ngô Trí Long nhận xét. 

Petrolimex - Sputnik Việt Nam
Nóng ở Việt Nam: Tính sai thuế xăng dầu 3.000 tỷ- Ai chịu trách nhiệm?
Đại gia Nhật sở hữu 35,1% vốn góp tại Lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá), vì thế khi Idemitsu Q8 chính thức tham gia thị trường bán lẻ sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm của Lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá), khi nhà máy này được đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm nay.

Trước ý kiến phải thay đổi quy định về đối tượng áp dụng trong Nghị định 83 để "thích ứng" với sự tham gia của đại gia năng lượng ngoại, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, không cần thiết. Ông dẫn giải, kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu đang được áp dụng theo "khung" của Nghị định 83 và đối tượng áp dụng tại Nghị định này chỉ dành cho thương nhân Việt Nam. 

Tuy đưa ra đối tượng áp dụng "cứng" là thương nhân Việt Nam, song Nghị định này cũng để ngỏ khi quy định, "thương nhân nước ngoài kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này…". Nghĩa là, khi tham gia thị trường, Idemitsu Q8 cũng sẽ phải tuân thủ Nghị định 83, và nếu chiếm trên 30% thị phần thì Nhà nước sẽ điều hành giá.

Idemitsu Kosan là doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành xăng dầu Nhật Bản (sau Nippon Oil), hoạt động trong hầu hết các khâu của ngành này, từ lọc, sản xuất đến phân phối sản phẩm. Trong khi đó, KPI là một nhánh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Kuwait. Hãng này sở hữu thương hiệu xăng dầu Q8 với lượng tiêu thụ tương đương hơn 450.000 thùng một ngày trên toàn cầu. KPI cũng có hệ thống gần 4.800 trạm xăng dầu tại châu Âu.    

Nguồn: VnExpress

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала