Đại gia kín tiếng “chống lưng” cho Vietlott là ai?

Đăng ký
Trước khi trở thành đối tác với Vietlott, Berjaya - tập đoàn lớn của Malaysia do doanh nhân gốc Hoa Vincent Tan làm chủ đã sở hữu nhiều dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao tại Việt Nam.

Đại gia kín tiếng "chống lưng" Vietlott giàu cỡ nào?

Ông Tống Quốc Trường - Sputnik Việt Nam
Những điều chưa biết về Tổng giám đốc Vietlott vừa đột ngột xin nghỉ việc và sếp lớn PVN
Đầu năm 2016, Tập đoàn Berjaya Berhad (BCorp) của Malaysia đã vượt qua 5 tập đoàn quốc tế khác và được cấp phép đầu tư cho dự án hợp tác với Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) với tổng giá trị dự án lên đến hơn 210 triệu USD và kéo dài trong 18 năm. 

Dự án kinh doanh xổ số điện toán tại Việt Nam được thực hiện bởi công ty con gián tiếp của Tập đoàn Berjaya là Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Berjaya Gia Thịnh (Berjaya GTI). Berjaya GTI là một công ty Việt do Công ty Xổ số Berjaya Việt Nam (Berjaya Lottery Vietnam Limited — BLV) nắm 51%. Trong khi đó, BLV lại do Tập đoàn Berjaya nắm 80% và BToto (công ty con của Berjaya) nắm 20% cổ phần.

Trước khi trở thành đối tác của Vietlott, bắt đầu từ năm 2006 đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam.

Dự án kinh doanh xổ số điện toán tại Việt Nam được thực hiện bởi công ty con gián tiếp của Tập đoàn Berjaya là Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Berjaya Gia Thịnh (Berjaya GTI). Berjaya GTI là một công ty Việt do Công ty Xổ số Berjaya Việt Nam (Berjaya Lottery Vietnam Limited — BLV) nắm 51%. Trong khi đó, BLV lại do Tập đoàn Berjaya nắm 80% và BToto (công ty con của Berjaya) nắm 20% cổ phần.

Theo qui định của pháp luật hiện hành, điều kiện để kinh doanh xổ số đó là chỉ duy nhất doanh nghiệp nhà nước mới được kinh doanh hoạt động xổ số.

Theo giấy chứng nhận được cấp theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), đối tác Malaysia — Berjaya sẽ chịu trách nhiệm đầu tư cung cấp toàn bộ trang thiết bị từ quay số tới thiết bị đầu cuối để vận hành các loại hình xổ số của Vietlott. Đổi lại, Berjaya sẽ được hưởng tỷ lệ lợi nhuận nhất định trên doanh thu đảm bảo bù đắp được các chi phí đầu tư đã bỏ ra.

Tuy nhiên, chính từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) này, mà đã nảy ra các tranh luận xoay quanh việc Vietlott có tuân thủ qui định của pháp luật trong việc bảo đảm yêu cầu của nghị định số 30/2007/NĐ-CP về việc độc quyền tiến hành hoạt động bởi doanh nghiệp nhà nước.

Bộ Tài chính đã khẳng định việc hợp tác giữa Berjaya và Vietlott theo hình thức BCC và không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp xổ số này. Trong điều lệ hoạt động, Vietlott là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với số vốn hiện nay là 500 tỷ đồng. Khẳng định từ Bộ Tài chính cho biết, tập đoàn Malaysia này hoàn toàn không sở hữu cổ phần của Vietlott.

Mặc dù đã công khai công bố kết quả kinh doanh, tuy nhiên, hiện nay Vietlott vẫn "bí mật" khoản lợi nhuận chia cho đối tác Malaysia. Lãnh đạo Vietlott từ chối công bố con số chi tiết về tỷ lệ chia lợi nhuận cho Berjaya trước báo giới, vì cho rằng đây là bí mật kinh doanh.

Dù vậy, lãnh đạo công ty tiết lộ, lợi nhuận sau thuế 86,1 tỷ đồng năm 2016 của Vietlott là khoản lợi nhuận đã trừ phần trả cho Berjaya.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam
PVN, PVC, Trịnh Xuân Thanh... Cái giá của sự “vội vã”
Năm 2016, Vietlott đạt tổng doanh thu hơn 1.597 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 86,1 tỷ đồng. Sau khi tạm trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại nộp vào ngân sách các địa phương 57,1 tỷ đồng.

Theo báo cáo thường niên của Berjaya, tính đến hết tháng 4/2017, tức là sau 10 tháng đầu tiên hợp tác với Vietlott vận hành hệ thống xổ số điện toán tại Việt Nam, Berjaya đã đạt doanh thu 266 tỷ đồng.

'Sơ đồ cắm rễ' của Berjaya tại Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2006 đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam.

Đến nay, tập đoàn Berjaya đã đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Các dự án tiêu biểu của Berjaya có thể kể đến như: dự án khu đô thị mới Thạch Bàn — Hà Nội (Ha Noi Garden City — dự án này Berjaya liên doanh với đối tác trong nước là Công ty Cổ Phần Đầu tư và phát triển nhà số 12 Hà Nội), dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) tại TP. HCM, Dự án khu đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) tại TP. HCM.

Tháng 2/2008, Berjaya đã chính thức được UBND TP. HCM cấp giấy phép đầu tư cho dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) tại Quận 10. VFC bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, khu dịch vụ mua sắm; một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao với 48 tầng. Dự án trải rộng trên diện tích 6,64 hecta, được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2008.

Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ khu vực dự án vẫn được cho thuê để người dân làm các dịch vụ ăn uống, cà phê, trông giữ xe… Chưa thấy bất cứ động thái nào cho thấy dự án được triển khai.

Hiện nay, trong danh mục các dự án đầu tư tại Việt Nam được đăng tải trên trang web chính thức của Berjaya Việt Nam cũng không tìm thấy tên dự án VFC. Với những thông tin như vậy, dư luận càng dấy lên những nghi ngờ về việc Berjaya đã rút khỏi các dự án này.

PVN - Sputnik Việt Nam
PVN và "quỹ đen"
Mới đây, Berjaya đã lên tiếng về việc đầu năm tới có thể khởi công dự án Trung tâm tài chính Việt Nam (VFC) từng mang tiếng là "dự án rùa bò" từ gần chục năm nay.

Tập đoàn Berjaya còn đầu tư vào khách sạn và khu nghỉ mát. Berjaya đang nắm quyền kiểm soát 3 khách sạn lớn bao gồm: Khách sạn Intercontinental tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 75%); Khách sạn Sheraton tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 70%); Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang (tỷ lệ sở hữu 70%).

Đầu tư mạnh tay vào nhiều dự án bất động sản nhưng có lẽ Berjaya chưa gặp nhiều may mắn tại Việt Nam khi nhiều dự án tỷ đô như VFC hay VIUT bị đình trệ hoặc chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Năm 2016, trong cuộc gặp với lãnh đạo Đà Nẵng, lãnh đạo Berjaya đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại thành phố này. Hiện Đà Nẵng có hơn chục dự án đầu tư nước ngoài của nhà đầu tư Malaysia, trong đó có một số dự án nổi bật như Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp của Công ty TNHH Massda Land, Dự án sản xuất lắp ráp xe khách từ 18 — 21 chỗ ngồi của Công ty TNHH TCIE Việt Nam, Dự án sản xuất nến xuất khẩu của Công ty TNHH Sinaran Việt Nam,…

Ngoài ra, Berjaya còn nắm giữ cổ phần tại công ty chứng khoán SaigonBank Berjaya (SBBS). SaigonBank Berjaya có ba cổ đông chiến lược là Ngân Hàng Sài Gòn Công thương (SaigonBank), Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại và Du Lịch Kỳ Hòa và Công ty Chứng khoán Inter-Pacific (Công ty Inter-Pacific Capital Sdn Bhd) thuộc Tập đoàn Berjaya.

Công ty Inter-Pacific Capital Sdn Bhd cũng từng đầu tư vào Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Thép Việt (ThepViet Capital). ThepViet Capital là tiền thân của Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaWealth, nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital (VinaCapital Fund Management JSC).

Ông chủ gốc Hoa

Chủ tịch Tập đoàn Berjaya Berhad là tỷ phú người Malaysia gốc Hoa — Vincent Tan sinh năm 1952 ở Malaysia. Theo con số đánh giá từ Forbes, doanh nhân gốc Hoa người Malaysia này hiện đang sở hữu khối tài sản 900 triệu USD.

Theo nhiều nguồn tin từ báo chí Malaysia, cụ cố của Vincent Tan vốn là một nhân vật cộm cán của Hội thiên địa (phản Thanh phục Minh) lưu vong sang Malaysia vào năm 1882.

Tại Kampung Sungai Suloh (Malaysia), ông Tan đầu tư xây dựng một trường học hiện đại chỉ dành cho các học sinh có nguồn gốc xuất thân từ Trung Quốc.

Năm 29 tuổi, tích lũy được một số vốn, trong lúc ít người biết đến đồ ăn nhanh thì ông đã mua quyền kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh McDonald's đưa loại hình này vào Malaysia.

Xổ số - Sputnik Việt Nam
Xổ số Vietlott: Người phụ nữ nhận giải 41 tỷ đồng
Năm 1984, ông đã mua lại cổ phần công ty Berjaya Industrial Berhard (được biết đến với tên Berjaya Kawat Berhad) từ 2 nhà sáng lập là Công ty Broken Hill Proprietary (Úc) và National Iron & Steel Mills (Singapore) và thành lập nên Tập đoàn Berjaya Berhad.

Tiếp sau đó, ông thực hiện hàng loạt thương vụ M&A như mua lại 70% cổ phần công ty xổ số Sport Toto vào năm 1985. Đến năm 1990, sau khi tái cấu trúc lại công ty, ông Tan đã nắm giữ 100% cổ phần của Sport Toto. Thương vụ này thành công được là nhờ mối quan hệ mật thiết giữa ông Tan với chính phủ, cụ thể là với nguyên Thủ tướng Malaysia Mahathir Maohamad.

Sport Toto sau này trở thành Berjaya Land Berhad, một trong những công ty con lớn nhất của tập đoàn Berjaya. Berjaya Land Berhad hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, sòng bạc, giải trí. Đây cũng là công ty nắm giữ hầu hết các dự án đã và đang triển khai tại Việt Nam.

Ngoài ra, Vincent Tan còn đầu tư sang bóng đá khi trở thành chủ sở hữu của Câu lạc bộ (CLB) Cardiff City trong năm 2010. Nguồn tiền của ông đã tạo hiệu ứng tích cực cho Cardiff, khi CLB bóng đá này thăng hạng Premier League vào năm 2013. Vào tháng 12/2013, Vincent Tan tiếp tục bổ sung thêm một CLB vào đế chế bóng đá của mình. Ông chi ra hơn 1,5 triệu Euro để làm chủ đội bóng của Bosnia, FK Sarajevo.

Năm 2014, Vincent Tan cùng hơn 20 nhà đầu tư khác đã nhận giấy phép nhượng quyền (được cho là mua lại từ CLB Chivas USA với giá 100 triệu USD) để thành lập đội bóng mới Los Angeles FC — đội bóng chính thức gia nhập giải Nhà nghề Mỹ (MLS) bắt đầu từ mùa giải 2017.

 Nguồn: Bizlive, Kiến thức

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала