Hơn 500 công nhân đình công ở Quảng Nam

© Ảnh : MẠNH CƯỜNG/Thanh NiênHàng trăm công nhân Công ty TNHH dệt may U World Sports Việt Nam đình công đòi quyền lợi
Hàng trăm công nhân Công ty TNHH dệt may U World Sports Việt Nam đình công đòi quyền lợi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công ty đột ngột thay đổi hình thức trả lương, hơn 500 công nhân làm việc cho Công ty dệt may U World Sports Việt Nam (đóng tại xã Tam Dân, H.Phú Ninh, Quảng Nam) đồng loạt đình công để đòi quyền lợi.

Đến sáng 8.9, gần 6.000 công nhân tiếp tục đình công - Sputnik Việt Nam
Tin mới nhất vụ hàng ngàn công nhân đình công ở Thanh Hóa vì bị xúc phạm nghiêm trọng
Sáng 16.10, hơn 500 công nhân Công ty TNHH dệt may U World Sports Việt Nam đã ngừng việc tập thể và tập trung ngay tại cổng của công ty lẫn nhà xe và các hành lang xung quanh công ty.

Theo một số công nhân, mọi người đồng loạt đình công vì trong quá trình làm việc phía công ty đã thay đổi hình thức chi trả lương khiến thu nhập của công nhân bị giảm xuống. Bên cạnh đó, tình trạng chi trả lương chậm diễn ra một thời gian dài khiến cuộc sống công nhân gặp nhiều khó khăn.

"Khoảng 2 tháng nay, các công nhân đều làm việc nhiều và tăng ca liên tục, trung bình một ngày tăng ca gần 4 giờ đồng hồ, chủ nhật cũng phải làm việc buổi sáng tuy nhiên lại không được trả tiền tăng ca. Phía công ty đã tự ý thay đổi cách tính lương làm chúng tôi thiệt hại lớn, ép chúng tôi làm việc tăng ca nhưng không tính tiền lương. Nếu không tăng ca thì bị lập biên bản và bị đuổi việc", một công nhân bức xúc cho biết.

Chị Nguyễn Thị M. (35 tuổi, ở xã Phú Thịnh, H.Phú Ninh), cho hay tất cả các chị em công nhân đi làm phải vào công ty đúng 7 giờ 15 phút, hàng ngày, nếu bị trễ một phút thì sẽ bị trừ 50.000 đồng.

Khu vực làm thủ tục sân bay Nội Bài - Sputnik Việt Nam
Nóng thông tin nhân viên check in đình công hàng loạt ở Nội Bài
Cũng theo chị M., các ngày nghỉ lễ trong năm và các ngày chủ nhật tăng ca thì tiền lương vẫn tính như ngày thường chứ không hề tăng lên. Phía công ty còn bắt công nhân làm ăn theo sản phẩm nếu làm không đủ định mức sản phẩm giao thì trừ hết các chế độ chính sách khác.

Anh N.L. (25 tuổi, ở xã Phú Thịnh, H.Phú Ninh) cho biết theo hợp đồng, người lao động nhận lương cơ bản 2,9 triệu đồng và các khoản phụ cấp khác. Trước đây, anh làm theo hợp đồng, mỗi ngày tăng ca thêm 3 tiếng thì mỗi tháng nhận khoảng 6.5 triệu đồng. 

Nhưng hơn 1 tháng nay, phía công ty đã tự ý thay đổi hợp đồng, bằng cách tính lương theo sản phẩm, nếu công nhân không làm đủ sản phẩm thì phải bù tiền và không được nhận được tiền tăng ca cũng như các khoản phụ cấp khác, anh L. cho biết thêm. 

"Theo cách tính lương mới công nhân chúng tôi mất hơn 3,5 triệu đồng/tháng. Chưa kể lương thường xuyên chậm chi trả", anh L. nói.

Sáng cùng ngày (16.10), lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam cùng lãnh đạo Công ty dệt may U World Sports Việt Nam đã tổ chức buổi đối thoại với hơn 500 công nhân.

Công nhân đến công ty nhưng không làm việc - Sputnik Việt Nam
Nóng: Hàng nghìn công nhân may ở Thanh Hóa bất ngờ đình công
Tại buổi đối thoại, nhiều công nhân nêu ra nhiều bức xúc về cách tính lương, các khoản trợ cấp không được nhận, đặc biệt phía công ty đã tự ý thay đổi cách tính lương mới.

Sau khi nghe ý kiến của công nhân, bà Cao Thị Trâm, đại diện của công ty, đã hứa với phía công nhân sẽ tính lương theo như hợp đồng đã ký và tham mưu với lãnh đạo công ty để đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với người lao động.

Ông Trần Quốc Quân, Phó trưởng phòng Lao động việc làm (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam) cho biết công nhân đình công là do phía công ty đã thay đổi hình thức trả lương. Trước đây trả lương theo thời gian nhưng tháng vừa rồi trả lương theo hình thức sản phẩm, nên thu nhập người lao động cộng lại giảm hơn nhiều so với tháng trước.

"Tại buổi đối thoại, đơn vị đã đề nghị doanh nghiệp nếu muốn thay đổi hình thức trả lương ít nhất cũng phải bằng lương của các tháng trước, không thể thấp hơn được và doanh nghiệp cũng đã đồng ý và trả lương như trước đây theo hình thức thời gian", ông Quân thông tin thêm.

Tại buổi đối thoại, lãnh đạo công ty hứa sẽ đáp ứng việc trả lương theo thời gian làm việc như trước đây. Các công nhân đồng ý sẽ làm việc trở lại vào sáng 17.10.

Nguồn: Thanh Niên

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала