Người Việt kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp

© Sputnik / G. Cherbakov / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đến năm 1917, Việt Nam không phải là đất nước không quen thuộc với người Nga. Những tiếp xúc Nga-Việt đã bắt đầu rất lâu trước khi xảy ra Cách mạng tháng Mười.

Trong thế kỷ XIX — đầu thế kỷ XX, hàng chục nhà khoa học, nhà báo, sĩ quan, du khách người Nga đã đến Việt Nam. Ngoài ra còn có hàng trăm thủy thủ trên các tàu chiến của nước Nga Sa hoàng, bao gồm cả chiến hạm Rạng Đông huyền thoại đã cập cảng Việt Nam. Ngay cả vị Hoàng đế cuối cùng của nước Nga Nikolai II khi còn là một hoàng tử đã đến thăm Việt Nam. Các tờ báo và tạp chí lớn nhất của nước Nga đã đăng tải khá nhiều bài phân tích và bài khoa học về Việt Nam. Nhờ đó, lâu trước cuộc Cách mạng tháng Mười người Nga đã biết khá nhiều về đất nước của các bạn: về khí hậu và thiên nhiên, về lịch sử cổ đại, về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống ngoại xâm, cũng như về nền văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo và truyền thống dân tộc của người Việt, về những đặc điểm của tiếng Việt.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cách mạng tháng Mười 10 mở đường cho nước Việt Nam mới

Mấy năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười, trong thời gian cuộc nội chiến và cuộc xâm lược của quân đội nước ngoài chống lại nước Nga Xô viết, trên báo chí không có những  bài viết về Việt Nam. Đế quốc Nga biến thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa, công dân của nước Nga mới không thực hiện các chuyến đi đến Việt Nam. Nhưng chính vào thời điểm đó đã ghi nhận cuộc tiếp xúc đầu tiên của các đại diện hai nước chúng ta, và cuộc tiếp xúc đó đã diễn ra ở Nga chứ không phải ở Việt Nam.

Vào mùa xuân năm 1919, đoàn tàu chiến Pháp đã vào vùng Biển Đen và tiến gần các cảng lớn nhất của nước Nga Xô viết — hiện nay các cảng này thuộc về Nga và Ukraina. Các quốc gia đế quốc đã chuẩn bị một chiến dịch quân sự trên biên giới phía Nam của đất nước chúng tôi để hỗ trợ các thế lực phản cách mạng ở Nga. Chiến hạm "France" đã chĩa súng vào Odessa.

Tại thành phố Odessa đã thành lập ủy ban liên lạc với thuỷ thủ Pháp — nhiều người trong số họ ủng hộ lý tưởng của cuộc cách mạng Nga và không muốn tham gia vào chiến dịch chống phá cách mạng. Các thành viên của ủy ban thậm chí đã lên các tàu Pháp, tiến hành công tác tuyên truyền cho thủy thủ.

Đoàn Việt Nam tham quan Bảo tàng Trung tâm V.I. Lenin. Ukraina, Liên Xô - Sputnik Việt Nam
Bài học chính của Cách mạng tháng Mười với những người Cộng sản Việt Nam

Một trong những người tích cực ủng hộ Cách mạng Nga là thợ máy trẻ người Việt Tôn Đức Thắng, người lính trong Hải quân Pháp. Ông đã quản lý tập hợp xung quanh ông hầu hết các thủy thủ trên tàu "France". Ngày 19 tháng Tư, khi thuyền trưởng chiến hạm ra lệnh bắn vào Odessa, Tôn Đức Thắng đã tuyên bố, các thủy thủ từ chối tuân theo lệnh này. Rồi lá cờ đỏ từ tay anh lính thợ Tôn Đức Thắng đã kéo lên, vút cao trên cột cờ chiến hạm! Điều này báo hiệu sự khởi đầu cuộc nổi dậy trên tất cả các tàu chiến của Pháp. Các thủy thủ đòi Chính phủ ra chỉ thị để đoàn tàu chiến quay về nước ngay. Chính phủ Pháp buộc phải tuyên bố đưa các lực lượng vũ trang của họ ra khỏi nước Nga Xô viết. Vào đầu tháng 5, hạm đội Pháp đã rời khỏi vùng Biển Đen.

Sau 50 năm, ông Tôn Đức Thắng, khi đó là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã trả lời phỏng vấn của Ban tiếng Việt trên Đài phát thanh Matxcơva mà Sputnik là người kế nhiệm.

Hồi tưởng lại các sự kiện cách đây nửa thế kỷ, ông Tôn Đức Thắng cho biết, trong năm 1919 ông đã giúp đỡ các anh em Nga, điều mà mỗi người Việt Nam yêu mến nước Nga cũng làm. Cũng như những người Việt Nam đã tình nguyện gia nhập Hồng quân trong năm 1941, khi quân Hitler tiến sát tới thủ đô Matxcơva. Chúng tôi đã biết về chiến công của của các chiến sĩ Hồng  quân gốc Việt từ bài trả lời phỏng vấn của ông Tôn Đức Thắng, và sau nhiều năm tìm kiếm, đã xác định tên tuổi của những người anh hùng đó. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала