Kỳ vọng gì từ chuyến thăm châu Á đầu tiên của Tổng thống Trump?

Đăng ký
Vào tuần tới sẽ bắt đầu chuyến công du lớn đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhà bình luận phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.

Như dự kiến, trong thời gian 12 ngày ông chủ Nhà Trắng sẽ tới thăm năm quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines), sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng và sẽ tham dự tiệc tối kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN tại Manila.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thật sự là "đối tác chiến lược" của Mỹ ở Châu Á?
Giới chuyên gia quốc tế đưa ra những dự đoán về kết quả chuyến công du này của Tổng thống Trump. Một số người cho rằng, đây sẽ là một chuyến công du "lịch sử", những người khác kỳ vọng rằng, kết quả của chuyến đi này và những phát biểu của ông Trump sẽ giúp nhận diện rõ hơn chính sách của chính quyền Mỹ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Có thể dự đoán rằng, chính tại Hội nghị thượng đỉnh APEC và các hoạt động của ASEAN tại Manila, Tổng thống Mỹ sẽ nói lên quan điểm của mình về vị trí của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng, cũng như về những hoạt động chung với các nước trong khu vực nhằm giáng trả những nguy cơ và thách thức toàn cầu mới.

Trong quá trình chuyến thăm chính thức của ông Trump tới Nhật Bản và Hàn Quốc, các bên chắc chắn sẽ xem xét một trong những vấn đề bức xúc nhất — quá trình "hạt nhân hóa" bán đảo Triều Tiên. Tokyo và Seoul thể hiện sự lo ngại trước cuộc đối đầu (dù chỉ trên lời nói) giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Ban lãnh đạo và dư luận xã hội của Nhật Bản và Hàn Quốc muốn để hai bên tìm cách thoát khỏi tình trạng này một cách hòa bình, thông qua các kênh ngoại giao. Bởi vì trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, các cư dân của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. Một số đại diện của chính quyền Mỹ đôi khi nói lên ý muốn giải quyết xung đột với Bình Nhưỡng thông qua các kênh ngoại giao, nhưng,  những tuyên bố như vậy chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với những phát biểu "diều hâu" của những người khác.

Vladimir Putin và Donald Trump, G20 - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin và Tổng thống Trump sẽ gặp nhau tại Việt Nam?
Như dự đoán, các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh sẽ là khá phức tạp. Ông Trump đã đưa ra nhiều khiếu nại với Trung Quốc, ví dụ, về mối quan hệ kinh tế giữa hai nước và hành vi của các nhà chức trách Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhưng, chắc là ông Trump không có khả năng gây áp lực lên Tập Cận Bình trong các vấn đề này. Tại Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình không chỉ vừa được tiếp tục bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng, mà còn nhận được sự ủng hộ của các đại biểu, đã củng cố đáng kể quyền lực của mình, trong khi ông Trump thường xuyên bị một phần xã hội Mỹ chỉ trích và có chỉ số tín nhiệm không cao. Nhà lãnh đạo có nhiều quyền lực của Trung Quốc có thể không chú ý đến những lời chỉ trích từ phía vị tổng thống "yếu đuối" của Hoa Kỳ.

Trong giao tiếp với Tổng thống Philippines Duterte cũng có thể xuất hiện những vấn đề, vì mới đây Manila đã ký kết với Matxcơva thỏa thuận về sự hợp tác kỹ thuật- quân sự và đã nhận được lô hàng thiết bị quân sự của Nga. Mặc dù Liên minh quân sự Mỹ- Philippines vẫn nguyên vẹn và Tổng thống Duterte thừa nhận rằng, các cố vấn Mỹ giúp ông trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, nhưng, có khả năng ông Duterte lại một lần nữa nhấn mạnh về sự độc lập trong chính sách của Philippines  và nói điều gì đó làm Mỹ khó chịu và khiến Nga và Trung Quốc hài lòng.

Trong chuyến công du này những ngày êm đềm nhất đối với ông Trump có thể là thời gian ở thăm Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, ông sẽ có ấn tượng sâu sắc về thành phố Đà Nẵng hiện đại, ông sẽ đánh giá cao sự hiếu khách của chính quyền Việt Nam. Nếu nói về chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán, thì cuộc thảo luận về việc mở rộng quan hệ kinh tế và quốc phòng Mỹ-Việt  phục vụ lợi ích của cả hai bên. Có thể dự đoán rằng, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố sự hợp tác trong các lĩnh vực này. Về vấn đề tế nhị như nhân quyền ở Việt Nam, thì chắc là ông Trump sẽ không nhớ tới. Đây không phải là chủ đề ưa thích của ông, ông thường chú ý đến chuyện kinh doanh.

Đây là những mảnh ghép đánh dấu những ưu tiên trong bức tranh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trước thềm chuyến công du của Trump tới châu Á. Nói chung, có thể nói rằng, chuyến công du dài ngày cho thấy rằng, Nhà Trắng nhận thức được tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nền chính trị và kinh tế toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала