Tân Bộ trưởng GTVT với áp lực ‘vừa chạy vừa xếp hàng’

© Ảnh : VNNUBND tỉnh An Giang đã nhiều lần làm việc với Bộ GTVT và chủ đầu tư dự án BOT T2 nhưng Bộ chỉ đồng ý miễn giảm phí chứ không di dời trạm.
UBND tỉnh An Giang đã nhiều lần làm việc với Bộ GTVT và chủ đầu tư dự án BOT T2 nhưng Bộ chỉ đồng ý miễn giảm phí chứ không di dời trạm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong bối cảnh thiếu cơ sở pháp lý và cả nguồn lực, ngành giao thông phải chạy trước, "vừa chạy vừa xếp hàng", đó là thách thức rất lớn đối với tân Bộ trưởng GTVT.

Ủy viên thường trực UB Kinh tế của QH Đỗ Văn Sinh cho rằng muốn phát triển nền kinh tế, đương nhiên phải phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, cả hệ thống hạ tầng giao thông từ đường bộ, thuỷ, hàng không, đường sắt, hạ tầng đều đang thiếu để phát triển một nền kinh tế bền vững.

Vì vậy đòi hỏi ngành giao thông phải xem xét lại toàn bộ hệ thống quy hoạch đã chuẩn chưa, đã đáp ứng nhu cầu đi trước một bước chưa và khó khăn nhất là tìm bước đi cho phù hợp.

Sau khi có bước đi rõ ràng thì tìm nguồn lực cho phát triển trong lúc trần nợ công bắt đầu sát ngưỡng, chỉ còn cách huy động nguồn lực trong nước để đầu tư. Hiện có nhiều hình thức đầu tư, trong đó có BOT và sắp tới phải tiếp tục dùng hình thức này để kêu gọi vốn.

Muốn vậy, phải giải bài toán BOT, khắc phục những hạn chế như vừa qua. Việc này không chỉ đặt ra cho ngành giao thông mà cả Chính phủ, QH là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật.

"Riêng ngành giao thông phải chạy trước, vừa chạy vừa xếp hàng chứ đợi pháp luật xong thì quá chậm", ông Sinh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông cũng nhắc đến hàng loạt thách thức khác với tân Bộ trưởng GTVT khi tiếp nhận nhiều dự án khó đang dở dang như: Đường cao tốc Bắc-Nam, Tân Sơn Nhất mở rộng, cảng hàng không quốc tế Long Thành…

"Một loạt loạt vấn đề áp lực, thách thức rất lớn với ngành giao thông trong thời gian thắp tới, trong khi đang thiếu cả cơ sở pháp lý và cả nguồn lực", ông nói.

Tư lệnh ngành cần tầm nhìn tổng thể

Theo ông, trước thực tế như vậy, việc tiếp nhận vị trí ghế nóng Bộ trưởng GTVT được xem là cơ hội hay thách thức?

Đứng trước tình hình như thế bao giờ cũng có mặt thuận lợi và khó khăn với tân Bộ trưởng. Thuận lợi thứ nhất là tất cả tồn tại của giai đoạn trước đến bây giờ đã được chỉ ra.

Ví dụ như BOT vừa rồi đã có đánh giá của Chính phủ, giám sát của QH. 

Vấn đề là tân Bộ trưởng khắc phục những việc đó như thế nào để làm tốt hơn trong giai đoạn sau.

Cái khó khăn là triển khai BOT ở tâm thế hoàn toàn theo phương thức mới. Như trước đây BOT toàn chỉ định thầu, giờ phải đấu thầu mà ta chưa có kinh nghiệm, thậm chí đã đấu thầu nhưng không thành công thì điều đó lại trở thành thách thức, đòi hỏi tân Bộ trưởng phải vượt qua thách thức đấy theo một phương thức mới hiệu quả hơn.

Một trong những nút thắt của nền kinh tế là tình trạng ùn tắc giao thông. Theo ông, đây có phải là bài toán khó đối với tân Bộ trưởng GTVT?

Rõ ràng câu chuyện ở đây vẫn là về quy hoạch. Tức là tư lệnh ngành cần có một tầm nhìn tổng thể về quy hoạch. Tôi hy vọng là QH thông qua luật Quy hoạch trong thời gian tới sẽ tích hợp được giữa các loại quy hoạch với nhau.

Ví dụ quy hoạch đô thị, nông thôn với quy hoạch giao thông để làm sao các tuyến đường trở thành mạch chảy không bao giờ ách tắc nhưng cũng không được để lãng phí. Chẳng hạn như đã quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ cho khu dân cư tương ứng với số dân đi lại như thế rồi mà lại cho xây nhiều nhà cao tầng thì đường tắc là phải thôi.

Cần phải có quy hoạch tích hợp thì mới giải được bài toán tổng thể.

Trách nhiệm với công việc chung bao giờ dân cũng ủng hộ

Lĩnh vực giao thông liên quan trực tiếp đến nhiều vấn đề nóng mà người dân rất quan tâm. Vậy theo ông, tư lệnh ngành giao thông làm thế nào để vừa giải quyết được vấn đề của ngành, đưa ra những quyết sách được lòng dân mà vẫn đảm bảo theo đúng các chủ trương, đường lối, nhất là trong tình trạng "chiếc áo hạ tầng quá chật chội nhưng lại không có tiền để may áo mới"?

Đúng là ngồi vào ghế này phải chịu rất nhiều áp lực. Thứ nhất anh là tổng tư lệnh của một ngành, phải đảm bảo được mục tiêu và chỉ tiêu của quốc gia, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân về lĩnh vực anh đảm nhiệm. Thứ hai, quan trọng nhất là phải am hiểu rất sâu về lĩnh vực chuyên môn thì mới chỉ đạo được. Chứ còn chỉ đạo chung chung thì rất khó.

Thứ ba, quan trọng nhất là cán bộ phải vì dân vì nước, tâm phải trong sáng, chỉ đạo phải quyết liệt thì mới giải quyết được những vấn đề Chính phủ, Đảng, nhân dân đặt niềm tin vào cán bộ lãnh đạo. 

Chúng ta vì trách nhiệm công việc chung thì bao giờ cũng được dân ủng hộ.

Nguồn: vietnamnet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала