Quả bom dành cho viên Toàn quyền

CC0 / / Phan Bội Châu
Phan Bội Châu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước Cách mạng tháng 10 năm 1917, Việt Nam, dù không phải là một đất nước xa lạ với người Nga, nhưng vẫn nằm ngoài phạm vi lợi ích địa chính trị của Đế chế Nga.

Về mặt này một thí dụ điển hình là câu nói của sứ thần Nga tại Trung Quốc hồi thế kỷ XIX: "Đế chế Nga không có lợi ích chính trị ở Việt Nam".

Cuộc Cách mạng Tháng 10 đã thay đổi tình hình đến tận gốc rễ. Các đại diện của đất nước Xô viết đã thiết lập liên lạc với các nhà cách mạng Việt Nam và mối quan hệ mật thiết với nước Việt Nam DCCH, với các lực lượng yêu nước của miền Nam, và sau đó là với đất nước Việt Nam CHXHCN thống nhất.

Khởi đầu của quá trình này được tạo ra tại Trung Quốc, tròn ba năm sau khi cách mạng thắng lợi. Vào thời điểm đó, chí sĩ Phan Bội Châu đang ở Trung Quốc. Ông là người chủ trương đấu tranh vũ trang chống đế quốc giải phóng nhân dân bị áp bức. Khi biết tin nhóm phái viên Xô viết đến Bắc Kinh, Phan Bội Châu đã nhờ người bạn là Hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh tổ chức cuộc gặp với các sứ thần Nga. Và không chỉ có một mà nhiều cuộc gặp đã được tổ chức, kéo dài từ tháng 11 năm 1920 đến năm 1924.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Sputnik Việt Nam
Người Việt kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp

Tại cuộc gặp đầu tiên, Phan Bội Châu đã nêu câu hỏi về khả năng gửi các thanh niên Việt Nam sang học ở Nga. Và ông nhận được câu trả lời như sau: "Chính phủ Liên bang Xô viết nhiệt liệt chào đón tất cả những ai có nguyện vọng đến Nga học tập. Nếu các thanh niên người Việt có thể tới, thì rất tốt!". Trong đó chi phí cho chuyến đi cũng như tiền học phí và sinh hoạt tại Matxcơva và thậm chí cả sau khi tốt nghiệp, đều do Chính phủ Liên Xô tài trợ, — như đại diện của phái đoàn Nga nhấn mạnh.

Như Phan Bội Châu ghi nhận trong hồi ký của ông sau này, đề xuất trên là rất hấp dẫn về mặt vật chất. Bởi Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu lãnh đạo thời đó, thực ra không hề có tiền. Tuy nhiên, nhà chí sỹ họ Phan đã từ chối. Chắc là vì khác với Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu không tán đồng quan điểm tư tưởng của những người Nga đối thoại với ông. Ông không thể chấp nhận điều kiện họ đưa ra là tất cả những người Việt đến học ở Nga "cần kinh qua lập trường của ý thức hệ cộng sản".

Phan Bội Châu cũng đã từ chối một đề nghị khác mà người Nga đưa ra ở Bắc Kinh: viết cuốn sách bằng tiếng Anh tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Sự từ chối này không xuất phát từ ý thức hệ.  Đơn giản là Phan bội Châu không biết tiếng Anh. Về sau ông thường lấy làm  tiếc vì đã không thể viết cuốn sách đó.

Như  Phan Bội Châu ghi nhận trong hồi ký, tại các cuộc gặp ở Bắc Kinh các đại diện Nga Xô đã nói chuyện với ông một cách trọng nể và chân thành. Các cuộc gặp của ông với sứ giả Nga tại trường quân sự Hoàng Phố gần Quảng Châu cũng diễn ra trên tinh thần như vậy.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cách mạng tháng Mười 10 mở đường cho nước Việt Nam mới
Trường quân sự Hoàng Phố do Tôn Dật Tiên sáng lập để đào tạo sĩ quan cách mạng Trung Quốc. Phụ trách trường là Tưởng Giới Thạch, còn chính ủy là Chu Ân Lai. Mọi chi phí về tổ chức và hoạt động của trường đều do chính phủ Liên Xô đảm nhận. Các chuyên gia Liên Xô có tham gia vào quá trình đào tạo. Vào đầu năm 1924, một giảng viên môn Hóa đã nhận được thỉnh cầu giúp đỡ của nhà cách mạng Phạm Hồng Thái, người dự định ám sát Toàn quyền Đông Dương Merlin. Theo đề nghị của Phạm Hồng Thái, giảng viên Liên Xô mà danh tính hiện chưa xác minh được, đã giúp học viên người Việt chế ra hai quả bom, sau đó đem sử dụng ngày 19 tháng 6 năm 1924.

Một điển hình về sự hợp tác như vậy không thể không cấp xung lực khiến Phan Bội Châu quan tâm khi tiếp xúc với các chuyên gia Liên Xô tại trường quân sự Hoàng Phố. Họ đã gặp nhau trong cùng năm đó. Tháp tùng Phan Bội Châu là một đồng chí của ông về đấu tranh vũ trang là Nguyễn Hải Thần, tên thật là Vũ Hải Thu, người vào năm 1946 đã trở thành Phó Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam DCCH. Đáng chú ý là vào năm 1912 Nguyễn Hải Thần đã cố gắng tổ chức vụ ám sát Toàn quyền Pháp Albert Sarraut.

Tại trường quân sự Hoàng Phố, Phan Bội Châu và Nguyễn Hải Thần đã gặp ban lãnh đạo nhà trường và được họ đồng ý nhận học viên người Việt. Thanh niên Việt Nam đầu tiên trong cùng năm đó được nhập học trường Hoàng Phố là Tổng bí thư tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Phong. Sau khi bắt đầu quá trình học tập quân sự và cách mạng như vậy, đến năm 1926 đồng chí Lê Hồng Phong đã tới nước Nga.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала