Chính khách ít người biết của Việt Nam (Ảnh)

Đăng ký
Trần Duy Hưng sinh ngày 16 tháng 1 năm 1912 là một bác sĩ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính đầu tiên và lâu nhất Hà Nội , Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Y tế Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc đời ông luôn cống hiến hết mình cho nhân dân và đấy nước.

Phạm nhân ốm được bác sĩ trại giam cấp phát thuốc điều trị. - Sputnik Việt Nam
Tâm sự của bác sĩ ở trại giam cùng với "sát thủ" và các ông trùm!
Ông sinh tại phố Hàng Bông Thợ Ruộm. Không chỉ là một bác sỹ tâm huyết, ông còn là thành viên tích cực trong các phong trào cách mạng. Ông là lãnh tụ của phong trào Hướng đạo sinh Bắc Kỳ dưới sự dẫn dắt của huynh trưởng Hoàng Đạo Thúy. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Bảo Đại đã mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên nhưng ông từ chối. Ông luôn trung thành với lý tưởng cũng như mục đích sống của mình. Nhắc đến ông, sự nghiệp tham gia chính trị rất đáng nể phục.

Từ tháng 8 năm 1945 ông là Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội. Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội, ông đã tập hợp được đông đảo quần chúng đứng dưới ngọn cờ của chính quyền mới. Bên cạnh đó Ông cũng giúp liên danh của Chính phủ giành được 6 ghế trong Quốc hội khóa I trong một cuộc bầu cử có hơn 180 ứng viên của các tổ chức khác. Một trong những người lãnh đạo tiên phong diệt giặc dốt, kiên quyết đấu tranh vì nhân dân.

Sau khi Hà Nội rơi vào tay Pháp, ông đi theo Chính phủ lên Chiến khu Việt Bắc và giữ các chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 4 năm 1947 — 1954), Thứ trưởng Bộ Y tế. Vừa hoạt động cách mạng vừa tham gia chữa trị cho thương binh và người dân ở các vùng chiến tuyến ác liệt.

Sau khi quân đội tiếp quản Hà Nội ông trở về và được tín nhiệm giữ cương vị người đứng đầu thành phố cho đến tận năm 1977. Ông tiếp tục cổ vũ nhân dân, đi đầu trong mọi phong trào, đã dẫn dắt thành phố đạt năng suất lúa cao nhất miền Bắc. Mọi hoạt động công thương nghiệp, chăn nuôi và ngay cả rau xanh luôn đi đầu cả nước. Bác sĩ Trần Duy Hưng đã được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh vào 3 tháng 2 năm 2005.

Không chỉ là người tài cao, có tấm lòng phục vụ nhân dân. Ông còn là vị Chủ tịch có tầm nhìn xa, trông rộng. Vì vậy đã để lại cho Thủ đô hàng loạt những công trình tầm cỡ về kinh tế, văn hóa và xã hội: Nhà máy trung quy mô, khu công nghiệp Cao — Xà — Lá, đường Thanh niên, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô… quan tâm đến mọi mặt phát triển thu đô Hà Nội đi đầu cả nước.

Nguồn: Báo Phụ Nữ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала