Bầy "sói biển" Molniya mới của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa Kalibr?

© Sputnik / Ministry of Defence of the Russian Federation Phóng tên lửa hành trình "Kalibr" từ boong tàu chiến hạm "Đô đốc Essen".
Phóng tên lửa hành trình Kalibr  từ boong tàu chiến hạm Đô đốc Essen. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiện nay, Hải quân Việt Nam không chỉ làm chủ hoàn toàn những con tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại mà còn tự nhân bản được hàng loạt nhờ bàn tay khối óc của những người lính thợ tài hoa của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Hoàn thành 6 tàu tên lửa Molnia nội địa

Việt Nam tự nâng cấp 12 tổ hợp tên lửa phòng không - Sputnik Việt Nam
Tên lửa phòng không Việt Nam tham gia bảo vệ APEC 2017
Với việc chính thức đưa vào biên chế lực lượng Hải quân Việt Nam 2 tàu tên lửa tấn công nhanh "tia chớp" số hiệu 382 và 383 thuộc dự án 1241.8 cuối cùng trong loạt 6 tàu nội địa, Tổng công ty Ba Son đã ghi thêm dấu son trên con đường làm chủ kỹ thuật và công nghệ của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.

Tất cả các tàu và kíp thủy thủ đều thực hành bắn tên lửa diệt mục tiêu, đảm bảo an toàn trong quá trình chạy thử, nghiệm thu kỹ thuật.

Theo Đại tá Phạm Ngọc Thiện, Tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son: 

"Việc triển khai đóng loạt tàu tên lửa 12418 là dự án trọng điểm của Bộ Quốc phòng. Đây là loại tàu chiến đấu hiện đại có các tính năng vượt trội, độ phức tạp cao về kỹ thuật, công nghệ".

Qua thực tế thi công đóng mới các tàu Molniya, đội ngũ kỹ sư, thợ kỹ thuật của Ba Son đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước tới 300 tỷ đồng.

Quan trọng là Ba Son đã làm chủ được công nghệ, nhất là công nghệ đóng tổng đoạn và tự động hóa công nghệ hàn ti-tan, những công đoạn khó nhất, góp phần rút ngắn thời gian thi công và đảm bảo chất lượng cao nhất cho từng con tàu.

Loạt tàu 

© Ảnh : Trọng ThiếtBộ đôi tàu tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam tại Lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo 636 186 - Đà Nẵng và 187 - Bà Rịa - Vũng Tàu
Bộ đôi tàu tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam tại Lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo 636 186 - Đà Nẵng và 187 - Bà Rịa - Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam
Bộ đôi tàu tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam tại Lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo 636 186 - Đà Nẵng và 187 - Bà Rịa - Vũng Tàu
tiếp theo sẽ mang tên lửa Kalibr?

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có nên tích hợp tên lửa Astra cho Su-30MK2?
Trong báo cáo thường niên 2016, Tập đoàn Vympel (Nga) có đề cập tới một thông tin đang chú ý là họ đang đàm phán với Việt Nam về việc đóng thêm loạt 4 tàu tên lửa Molniya tiếp theo tại nhà máy Ba Son. Trước đó, ngày 29/06/2015, Tập đoàn này cho biết hy vọng sớm ký hợp đồng để Việt Nam đóng thêm 4 tàu Molniya.

Còn về phía Việt Nam, Báo QĐND số ra ngày 24/07/2015 đã khẳng định, qua việc nghiệm thu và bàn giao cho Quân chủng Hải quân các cặp tàu tên lửa hiện đại, những người thợ Ba Son tích lũy nhiều kinh nghiệm, tự tin tiếp tục đóng loạt tàu Molniya mới.

Gần đây nhất, tại Triển lãm LIMA-2017, ông Viktor Kladov Giám đốc Hợp tác quốc tế và Chính sách khu vực của Tập đoàn Nhà nước Rostec cho biết: "Tôi hy vọng việc đóng mới các tàu tên lửa tấn công nhanh của Việt Nam sẽ được tiếp nối, chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng".

Nếu Việt Nam tiếp tục đóng mới loạt tàu Molniya tiếp theo với cấu hình hiện đại hơn thì chính những kinh nghiệm và những thành tính đã đạt được của đội ngũ kỹ sư và thợ kỹ thuật Ba Son sẽ lại một lần nữa được tỏa sáng.

Việc các tàu này sẽ được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm Kalibr là hoàn toàn có thể bởi chính Tổng giám đốc điều hành của Văn phòng thiết kế Trung ương Almaz đã khẳng định:

"Việt Nam đang đóng các tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc dự án 1241.8 theo giấy phép và họ đã yêu cầu chúng tôi nâng cấp bằng hệ thống vũ khí mới". Ngoài lựa chọn tên lửa diệt hạm Yakhont, các tàu Molniya còn có thể được trang bị tên lửa Kalibr.

© Ảnh : QĐNDTàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241.8) mang được 16 quả tên lửa diệt hạm Kh-35.
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241.8) mang được 16 quả tên lửa diệt hạm Kh-35.  - Sputnik Việt Nam
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241.8) mang được 16 quả tên lửa diệt hạm Kh-35.

Các nhà bình luận quân sự quốc tế đánh giá rất cao tính năng kỹ — chiến thuật của những con tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241.8) mà Nga chuyển giao công nghệ chế tạo tại Việt Nam.

S-300 - Sputnik Việt Nam
Sức mạnh tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam
Những con tàu được mệnh danh là "tia chớp" này rất thích hợp với chiến thuật "sói bầy" trên biển bởi chúng sở hữu những tính năng vượt trội như nhỏ gọn, linh hoạt nhưng có tốc độ cao để đột kích nhanh, rút nhanh, mang được nhiều tên lửa (tới 16 quả tên lửa diệt hạm Kh-35 mỗi tàu).

Chỉ cần một biên đội 2 chiếc tàu Molniya có thể tạo ra cơn mưa tên lửa diệt hạm với hàng chục quả đạn có quỹ đạo bay cực thấp, bám ngay trên đỉnh sóng lao vào đội hình tàu của đối phương, khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng không kịp phản ứng hoặc bị quá tải, không thể đánh chặn có hiệu quả.

Nay, nếu Hải quân Việt Nam có thêm các tàu tên lửa tấn công nhanh trang bị loại tên lửa Kalibr chắc chắn khả năng tác chiến của "bầy sói" sẽ được nâng lên cấp bội.

Thứ nhất, nếu trang bị tên lửa diệt hạm Kalibr, các tàu Molniya của Việt Nam đã sở hữu một trong những phiên bản của họ tên lửa Kalibr — tương lai của QĐ Nga, có tầm bắn xa và chính xác hơn, uy lực hủy diệt cũng lớn hơn. Nhờ khả năng phóng đạn từ xa nên khả năng bị phản đòn bởi tàu đối phương sẽ giảm đi đáng kể, nâng cao sức sống còn cho con tàu.

Thứ hai, khả năng phòng không trên những con tàu Molniya hiện tại chưa mạnh khi chúng chỉ được trang bị pháo bắn nhanh 30mm và tên lửa phòng không Igla khiến cho phạm vi phòng thủ và xác suất bắn hạ các mục tiêu bay chưa cao.

Do vậy, nếu loạt tàu tiếp theo được ưu tiên bổ sung hệ thống phòng không loại mới kiểu kết hợp pháo và tên lửa phòng không Pantsir-ME (Pantsir) phiên bản hải quân sẽ biến Molniya có sức mạnh công thủ toàn diện hơn.

© Ảnh : Rostectổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME
tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME  - Sputnik Việt Nam
tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-ME

Pantsir-ME mới đây đã được Nga hoàn tất thử nghiệm và khẳng định sẽ xuất khẩu nên nếu Việt Nam yêu cầu, nhiều khả năng phía bạn sẽ đồng ý trang bị.

Vẫn biết những thay đổi này sẽ dẫn tới việc thiết kế lại đáng kể cấu trúc của con tàu và chi phí sẽ khá lớn, nhưng chắc chắn sẽ "đáng đồng tiền bát gạo", giúp bầy sói Molniya vốn đã mạnh lại càng mạnh hơn, góp phần cùng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm, không quân bảo vệ vững chắc vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала