Vì sao Bộ Công Thương chuyển hồ sơ vụ Khaisilk cho cơ quan điều tra?

© Ảnh : Tiến Tuấn/ZingBộ trưởng Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng  Trần Tuấn Anh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, vi phạm của Khaisilk là nghiêm trọng và có nhiều dấu hiệu, chứng cứ vi phạm pháp luật.

ĐBQH Dương Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Ông Dương Trung Quốc: Vụ Khaisilk, đổ cho nhân viên khác gì bảo “lỗi thằng đánh máy”!
Trao đổi với báo chí sáng 31/10, người đứng đầu ngành công thương cho biết, trên thực tế, sau khi có báo cáo tổng hợp về vụ việc này của các cơ quan chức năng, trong đó có báo cáo từ các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương, cộng thêm các thông tin, dấu hiệu, chứng cứ vi phạm pháp luật của Khaisilk cho thấy các hành vi vi phạm của doanh nghiệp này cũng như các cửa hàng kinh doanh sản phẩm của Khaisilk là nghiêm trọng.

'Đủ yếu tố cấu thành phạm pháp hình sự'

Cụ thể là hành vi làm giả nhãn mác cho các sản phẩm nhập từ nước ngoài, lừa dối và gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, vi phạm pháp luật ở nhiều khía cạnh khác nhau…

"Chúng tôi thấy đã đủ các yếu tố để cấu thành phạm pháp hình sự, đặc biệt là tính chất nghiêm trọng trong lĩnh vực này. Thứ 2 là về quy mô cũng như các mức độ của hành vi vi phạm này đã vượt quá ngưỡng xử lý vi phạm hành chính, đủ điều kiện để chuyển các cơ quan điều tra về kinh tế để làm rõ", Bộ trưởng khẳng định.

Theo Bộ trưởng, một yếu tố nữa là qua báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ thấy rằng có sự phức tạp trong việc mối liên hệ giữa tập đoàn Khaisilk với các cửa hàng trực thuộc tập đoàn trong kinh doanh các sản phẩm sử dụng nhãn mác giả đó. Vì vậy cần phải có lực lượng chức năng để làm rõ mức độ vi phạm hình sự của hoạt động kinh doanh này.

"Chúng tôi đã thống nhất chỉ đạo chuyển cơ quan điều tra làm rõ", Bộ trưởng cho biết thêm.

Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì thành lập, gồm đại diện của nhiều Bộ ngành và các đơn vị chức năng liên quan khác như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Hải quan, Công an, Bộ Khoa học Công nghệ, đại diện Hiệp hội dệt may, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng… cũng sẽ tiếp tục thực hiện việc xác minh làm rõ mức độ vi phạm đối với tất cả các cơ sở trong hệ thống kinh doanh của Khaisilk trên phạm vi cả nước.

'Hành vi không thể chấp nhận được'

Khaisilk - Sputnik Việt Nam
Khaisilk bán lụa Trung Quốc và những "đại gia chưa lộ mặt gọi tên"
Ngày 30/10, trả lời câu hỏi về quan điểm của Chính phủ đối với vụ việc Khaisilk bán hàng có nguồn gốc Trung Quốc song lại cho khâu nhãn mác "Made in Vietnam", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định "đây là hành vi không thể chấp nhận được… Đó là thông tin không tốt lắm, nhất là khi chúng ta đang có chủ trương khuyến khích phát triển doanh nghiệp và hàng hóa trong nước".

Ông cũng cho rằng việc Khaisilk của ông Hoàng Khải bán hàng Trung Quốc dưới mác Khaisilk made in Vietnam "là làm giảm uy tín chất lượng của hàng hóa Việt Nam".

Ông Dũng cho biết Thủ tướng đang giao cho Bộ Công Thương kiểm tra, xử lý vụ việc. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề liên quan đến buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập khẩu, đặc biệt là yêu cầu cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ hơn.

Trước đó, chiều 30/10, Bộ Công Thương cũng đã họp, chuyển vụ việc liên quan Khaisilk sang cơ quan điều tra sau khi có văn bản hoả tốc đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường phối hợp kiểm tra, xem xét, làm rõ các thông tin.

Khaisilk là doanh nghiệp do doanh nhân Hoàng Khải làm chủ. Vụ việc liên quan đến hành vi bán khăn lụa "made in China" của Khaisilk phát sinh khi một khách hàng đặt mua 60 chiếc khăn lụa với tổng giá hơn 38,6 triệu đồng phát hiện trong lô hàng này có một chiếc khăn vừa có mác "Khaisilk — made in Vietnam" vừa có mác "made in China".

Số khăn còn lại có dấu hiệu bị cắt mác và may lại mác khác tại viền khăn. Sau đó, ông Hoàng Khải đã lên tiếng thừa nhận nhập khăn lụa "made in China" và cúi đầu xin lỗi.

Ông Khải thừa nhận 50% số khăn được Khaisilk nhập từ Trung Quốc, và 50% còn lại được nhập từ các làng nghề Việt Nam, chủ yếu ở làng Nha Xá (Hà Nam). Trong khi đó, người dân làng Nha Xá chia sẻ từ nhiều năm nay, Khaisilk nhập rất ít khăn tại làng nghề và nếu nhập cũng chủ yếu thông qua đầu mối trung gian.

Nguồn: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала