Ai đã biến ý tưởng của Phan Bội Châu thành hiện thực?

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã mở đường cho người Việt Nam đến với nước Nga.

Người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đất Nga là Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là Nguyễn Ái Quốc. Sau khi đến quê hương Cách mạng Tháng 10 năm vào mùa hè năm 1923, ông đã lập tức quan tâm đến hoạt động của trường Đại học Cộng sản dành cho những người lao động phương Đông (gọi tắt theo tiếng Nga là KUTV). Nhà ái quốc Việt Nam đã gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản III nêu đề xuất cho phép gửi nhóm thanh niên Việt Nam đến KUTV học tập. Ông cũng nói về điều đó khi phát biểu tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva vào mùa hè năm 1924. Cũng trong năm đó, khi trả lời phỏng vấn của tờ La Vie Ouvrière (Pháp), Nguyễn Ái Quốc lưu ý: "Trường đại học này đang làm một điều tuyệt vời, kết nối tất cả các lực lượng trẻ trung, năng động và tài năng của các nước thuộc địa".

Phan Bội Châu - Sputnik Việt Nam
Quả bom dành cho viên Toàn quyền
Đề nghị của Nguyễn Ái Quốc đã được chấp thuận. Từ năm 1925 trở đi, những nhà cách mạng Việt Nam bắt đầu đến Matxcơva theo học trong các cơ sở đào tạo của Quốc tế Cộng sản III. Họ đến Matxcơva từ Pháp và từ Trung Quốc.

Tuyến đường Trung Quốc giống như từng được các chuyên viên Nga vạch ra từ năm 1920, khi thảo luận tại Bắc Kinh với chí sĩ Việt Nam Phan Bội Châu, mặc dù chưa thực thi được kế hoạch gửi người Việt Nam du học ở Nga. Cần phải đến Thượng Hải, tại đó lên tàu thủy của Nga để tới Vladivostok, rồi từ Vladivostok đi tàu theo tuyến đường sắt xuyên Siberia đến Matxcơva. Những chiến sĩ cách mạng Việt Nam như Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã đến Matxcơva vào năm 1934 chính theo cách này. Nhưng cũng có những phương án khác. Thí dụ, trong năm 1930, các thành viên Việt Nam dự Đại hội III Công đoàn Quốc tế thoạt tiên đến Hồng Kông, rồi từ đó — đến Cáp Nhĩ Tân. Họ được đại diện Nga đón gặp và dẫn đường vượt núi tới biên giới Nga, và chỉ sau đó mới đáp tàu hỏa từ Vladivostok đến Matxcơva.

Tuyến đường châu Âu khởi đầu ở Paris. Phải đi tàu hỏa đến Đức, từ đó đi tàu thủy đến Nga, cập bến ở Leningrad, nay là St. Petersburg, và sau đó chuyển sang tàu hỏa tới Matxcơva. Hành trình trở về nước của những người Việt Nam đã hoàn thành khóa đào tạo ở Matxcơva thường là qua châu Âu. Thí dụ, trong năm 1937, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn đi từ Matxcơva sang Đức và từ đó đến Pháp, đi tiếp đến Italy rồi lên tàu thủy vượt Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez, ngang qua Singapore để cập bến cảng Sài Gòn.

Vậy đã có bao nhiêu người Việt Nam đến Nga trong những năm 20 —30 của thế kỷ trước? Có lẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể nêu lên con số chính xác. Mà nguyên nhân chính là do quy tắc khắt khe về giữ bí mật thông tin các đại diện đảng cộng sản nước ngoài đến Matxcova đào tạo vào thời đó. Ở quê hương, họ không được tiết lộ về chuyến đi Liên xô. Nhiều người đến đây dưới những họ tên Trung Quốc và chỉ có vài nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc tế Cộng sản biết họ thực sự là ai. Hơn nữa, khi đến Matxcova các học viên đều nộp hộ chiếu và mọi giấy tờ tùy thân khác cho bộ phận bảo mật. Trong thời gian ở Nga, mỗi người nhận tiếp một tên mới, cuốn hộ chiếu mới, cùng lý lịch mới. Ở Nga, nhà cách mạng Lê Hồng Phong trở thành ông Litvinov, ông Hà Huy Tập mang họ Sinichkin, ông Trần Văn Mai là Sidorov, ông Dương Bạch Mai có họ Burov, ông Nguyễn Khánh Toàn trở thành Minin, là những họ Nga điển hình. Trong khi đó, các ông Trần Minh Đức, Nguyễn Hữu Dường và Trần Văn Kiệt mang các họ Pháp. Ông Nguyễn Văn Tư có họ Anh, ông Lê Phan Châu mượn họ Thụy Điển.Tuy nhiên, chúng tôi có khả năng nêu lên số liệu về những người Việt Nam từng học tập tại Matxcova trong những năm 1920-1930, trước hết nhờ vào các nghiên cứu của nhà sử học Anatoly Sokolov. Trong cuốn sách "Quốc tế Cộng sản III và Việt Nam", ông đưa ra danh sách những người được khẳng định có trau dồi kiến thức trong hệ thống Quốc tế Cộng sản III tại Matxcova. Danh sách này gồm có 54 người. Những người Việt Nam đầu tiên đã bắt đầu học tập tại trường  KUTV trong năm 1925 là Nguyễn Thế Rục, Nguyễn Thế Vinh, Iarô.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Sputnik Việt Nam
Người Việt kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp

Vào mùa hè năm 1926,  Hồ Chí Minh được phái đến Quảng Châu làm việc ở Ban thư ký Viễn Đông của Quốc tế cộng sản. Ông đã thông báo với Matxcơva rằng, ông đã tổ chức một nhóm nhỏ bạn bè từ Đông Dương và hướng tới ban lãnh đạo của tổ chức thanh niên Liên Xô với yêu cầu đưa họ đến học tập tại Nga. Câu trả lời là rất tích cực.

Vào đầu những năm 30, những người Việt Nam trẻ từ Quảng Châu đã đến Matxcơva. Vào thời điểm đó, họ đã ở độ tuổi từ 17 đến 20. Nhiệm vụ đầu tiên của họ là học tiếng Nga. Họ đã sống tại ký túc xá của một trường đại học ở thủ đô Liên Xô. Rõ ràng, trong khi hiện diện ở Matxcơva lần thứ ba từ tháng 2 năm 1934 đến tháng 10 năm 1938,  Hồ Chí Minh không thể không quan tâm đến số phận của những người trẻ mà ông đã làm quen ở Quảng Châu. Những nhà cách mạng Việt Nam vào những năm 1930 đã học tập tại trường Quốc tế Cộng sản cũng thường xuyên chăm sóc đến những người đó. Nói chung, ngoài các đồng chí Nga, đã có rất nhiều người thường xuyên giúp đỡ cho thanh niên Việt Nam trong việc học tiếng Nga, giúp họ làm quen với điều kiện sống ở Matxcơva, với khí hậu và những món ăn đặc sản của Nga.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cách mạng tháng Mười 10 mở đường cho nước Việt Nam mới
Tổ chức Liên Xô đón tiếp những người trẻ từ Quảng Châu theo yêu cầu của Hồ Chí Minh trong năm 1926 cũng đã giúp thanh niên Việt Nam tìm việc làm ở Matxcơva. Ví dụ, một số người đã làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô mang tên Likhachev. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ những chiếc xe tải thương hiệu ZIL đã trở thành nổi tiếng ở Việt Nam. Một số người khác đã làm việc tại nhà máy "Vô sản đỏ", mà vào những năm 1960 nhà máy này đã thiết lập quan hệ kết nghĩa với  Nhà máy Cơ khí Hà Nội.

"Những đứa trẻ từ Quảng Đông" tiếp tục sống và làm việc tại Matxcơva sau khi phần lớn đồng bào Việt Nam rời khỏi Liên Xô vì các trường học của Quốc tế Cộng sản đã bị đóng cửa. Họ đã hiện diện ở đây vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Liên bang Xô viết bị quân phát xít Hitler tấn công. Họ tình nguyện phục vụ trong Hồng quân và tham gia vào cuộc chiến chống phát xít Đức. Bốn người Việt Nam đã được truy tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất.

Sáu năm sau khi Liên Xô đánh bại phát xít Đức, trong vùng du kích Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cho nhóm 21 thanh niên Việt Nam đầu tiên sang học tập tại các trường đại học của Liên Xô. Kể từ đó, hàng chục nghìn người Việt Nam đã được đào tạo ở nước Nga, trong đó khoảng 5.000 người đã trở thành tiến sĩ và tiến sĩ khoa học.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала