Lý do tử tù Nguyễn Hải Dương không được hiến xác

© Ảnh : BÙI LIÊMNguyễn Hải Dương tại tòa
Nguyễn Hải Dương tại tòa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước khi tử hình, tử tù Nguyễn Hải Dương mong muốn được hiến xác cho y học để chuộc lại 1 phần lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ. Nhưng nguyện vọng đó của Dương không được chấp nhận.

Ngày 17/11, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Bình Phước sẽ tiêm thuốc độc thi hành án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương — tử tù gây ra vụ thảm sát 6 người trong gia đình ở Bình Phước gây chấn động dư luận.

Nguyễn Hải Dương - chủ mưu gây ra vụ thảm sát Bình Phước gây chấn động dư luận năm 2015 - Sputnik Việt Nam
Quy trình kết thúc số phận của tử tù Nguyễn Hải Dương
Trước khi tử hình, Nguyễn Hải Dương bàn bạc với người thân để xin được thực hiện nguyện vọng cuối cùng — hiến xác cho y học nhằm chuộc lại 1 phần lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ. Tuy nhiên, nguyện vọng này của Dương sẽ không được thực hiện.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó, luật sư Đỗ Hải Bình (người bảo vệ quyền lợi cho Dương tại phiên tòa phúc thẩm) cho biết, có 3 trường hợp sẽ không được nhận xác tử tù sau khi cơ quan chức năng thi hành:

"1. Tử tù phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật hình sự.

2. Tử tù bị bệnh truyền nhiễm theo quy đinh tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

3. Người xin nhận tử thi không phải là thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án tử".

Còn luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP. HCM) chia sẻ về Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác quy định rõ như sau:

"Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, tử tù không bị cấm hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi thi hành án tử".

3 bị cáo trong phiên xử lưu động ngày 17/12 (từ trái qua phải) gồm: Vũ Văn Tiến, Nguyễn Hải Dương và Trần Đình Thoại - Sputnik Việt Nam
Đồng phạm của Nguyễn Hải Dương, tử tù Vũ Văn Tiến liệu có được Chủ tịch nước ân xá?
Về mặt pháp lý, việc Dương hiến xác sẽ không có một quy định nào cấm. Tuy nhiên, tử tù này vẫn có thể không thực hiện được nguyện vọng của mình.

Theo Điều 59 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc.

Khi bị tiêm thuốc độc vào cơ thể liệu các cơ quan nội tạng của tử tù còn đáp ứng được yêu cầu y học hay không? Việc cấy ghép mô, nội tạng trên cơ thể tử tù có ảnh hưởng đến sức khỏe của người được cho hay không?.

Nếu chất độc được tiêm vào trong quá trình thi hành án tử hình ảnh hưởng đến nội tạng, cơ thể tử tù thì khả năng việc hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sẽ không thể thực hiện được.

"Để phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh thì các cơ quan chức năng nên xem xét để dù thực hiện đúng quy định pháp luật, song vẫn "hợp lý, hợp tình", luật sư Chánh chia sẻ quan điểm.

Về ý kiến cho rằng nên có hành lang pháp lý để đáp ứng nguyện vọng hiến tạng, hiến xác của tử tù, Thiếu tướng Trần Thế Quân (Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp — Bộ Công an) cho rằng:

"Nếu quy định việc này thì nhất thiết phải quy định trong luật chứ không thể quy định trong văn bản dưới luật. Trên thực tế rất ít trường hợp tử tù xin hiến tạng, hiến xác. Khi nào có nhiều trường hợp thì sẽ đưa ra bàn bạc chứ không thể vì một, hai trường hợp cá biệt mà sửa luật được".

Phía Đại học Y dược TP. HCM (đơn vị tiếp nhận thi hài của người tự nguyện hiến xác) tỏ ra khá bất ngờ trước nguyện vọng hiến xác của Nguyễn Hải Dương. Tiến sĩ — Bác sĩ Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng bộ môn giải phẫu học của bệnh viện này cho biết từ trước đến nay, hệ thống các trường đào tạo y tế trong cả nước chưa ghi nhận sử dụng thi hài nào của người bị tử hình để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

tử tù Nguyễn Hải Dương - Sputnik Việt Nam
Nguyện vọng cuối của tử tù Nguyễn Hải Dương trước khi bị tiêm thuốc độc tử hình ngày 17/11
Cũng theo bác sĩ Vũ, mặc dù luật không cấm tử tù được hiến xác nhưng khó để thực hiện vì hiện tại chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể với trường hợp người bị kết án tử hình xin hiến xác. Ngoài ra, Đại học Y dược TP. HCM cũng có quy định riêng về việc nhận thi hài để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Vậy nên dù pháp luật rất hoan nghênh những người có ý định cống hiến cho y học. Tuy nhiên, tử tù Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác không phải là điều dễ dàng.

Về nguyện vọng cuối cùng của tử tù Nguyễn Hải Dương, phía người thân gia đình tử tù cho biết:

"Dương có 3 điều mong mỏi trước khi thi hành án tử. Đó là,  mong gia đình Vũ Văn Tiến thứ lỗi. Thứ hai, xin giảm tội cho Vũ Văn Tiến khỏi chịu án tử hình. Thứ ba, gia đình khỏe mạnh và Dương được thi hành án càng sớm càng tốt".

Được biết, sau khi Nguyễn Hải Dương gây tội, gia đình tử tù đã chịu áp lực rất nhiều từ dư luận địa phương. Sau đó cả gia đình đã lên TP. HCM sinh sống và học tập.

Nguồn: phapluatnet.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала