Việt–Mỹ còn nhiều việc phải làm sau APEC 2017

© AP Photo / Andrew HarnikTổng thống Donald Trump tại Việt Nam
Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bốn chính quyền liên tiếp của Mỹ, từ Tổng thống Bill Clinton, Tổng thống George Bush và Barack Obama, cho đến Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đều phối hợp thành công với Việt Nam nhằm xây dựng quan hệ đối tác toàn diện về thương mại, quốc phòng, an ninh, cùng phát triển.

Quan hệ hai nước Việt — Mỹ hiện đang phát triển vượt bậc. Và cả hai đều mong muốn điều này.

Chính quyền Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush

Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) đã tạo ra thay đổi lớn trong quan hệ Mỹ — Việt vào tháng 2/1994, với việc dỡ bỏ cấm vận thương mại, áp đặt từ sau chiến tranh Việt Nam. Tháng 7/1995, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Tổng thống Clinton đã công du Việt Nam 4 lần trong một nỗ lực không mệt mỏi nhằm cải thiện quan hệ hai nước. Năm 2000, ông cùng Đệ nhất phu nhân, bà Hillary Clinton trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1970. Sau đó, trên cương vị cựu Tổng thống ông còn thăm Việt Nam vào các năm 2006, 2010 và đặc biệt, chuyến thăm năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ — Việt.

Không thể phủ nhận, Tổng thống Clinton là người có công lớn trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với Việt Nam. Nhưng trong thực tế, các cuộc đàm phán đã bắt đầu từ trước đó, dưới thời Tổng thống George H.W. Bush (nhiệm kỳ 1989-1993).

Cho đến nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush (2001-2009) hai nước đã ký được 3 thỏa thuận thương mại quan trọng, bao gồm Hiệp định thương mại song phương Mỹ —Việt (năm 2001); Thỏa thuận quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (năm 2007); và Thỏa thuận khung về thương mại và đầu tư (năm 2007). Năm 2005, hai nước đã ký một thỏa thuận huấn luyện quân sự. Năm 2007, 5 tàu Hải quân Mỹ đã ghé thăm Việt Nam. Và ông Bush cũng tham dự hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội, Việt Nam.

Chính quyền Obama

Tổng thống Barack Obama (2009-2017) đã "thai nghén" kế hoạch nhiều tham vọng nhất cho khu vực APEC, trong đó Việt Nam là một thành viên được quan tâm. Tổng thống Obama đã trúng cử nhờ các kế hoạch rút quân đội Mỹ khỏi Trung Đông, nơi mà người Mỹ trong một thời gian dài chưa "nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm" tại Afghanistan và Iraq.

Năm 2001, ông Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khởi động chính sách "xoay trục sang Châu Á", một chính sách tái cam kết hoặc tái cân bằng các quan hệ kinh tế, an ninh và văn hóa giữa Mỹ với khu vực. Ông Obama tin rằng, các quan hệ kinh tế và thương mại sẽ tạo thành nền tảng cho một khu vực được đảm bảo an ninh hơn. Ngoại trưởng Hillary tuyên bố đây là "Thế kỷ của Thái Bình Dương của Mỹ".

Trong nhiệm kỳ của ông, Ngoại trưởng Hillary Clinton (2009-2013), sau đó là Ngoại trưởng John Kerry (2013-2017), đã tiếp tục xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam.

Năm 2016, Mỹ đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đoàn Hoà bình (Peace Corps) cũng đã quay lại Việt Nam, nhằm cung cấp nhân lực giảng dạy tiếng Anh hiện đang có nhu cầu lớn và mở rộng quan hệ giao lưu nhân dân trên cả nước. Trường Fulbright là một trong những dự án hợp tác đáng kể mới giữa các trường đại học Hoa Kỳ và các trường đại họcViệt Nam với khu vực doanh nghiệp, và sẽ giúp đẩy nhanh cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm phục vụ cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo mà đất nước cần để tiếp tục tăng trưởng.

Chuyến thăm của Tổng thống Obama đã chứng minh cho thấy hai dân tộc đã vượt qua được lịch sử đau thương để cùng xây dựng tương lai, một tương lai giúp tăng cường ổn định và thịnh vượng,và thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu nhân dân, trở thành điển hình cho thế giới về phương thức mà cựu thù có thể trở thành bạn và đối tác của nhau.

Chính quyền Trump

Tổng thống Donald Trump (2017+) đã tiếp nối quan hệ đối tác dài 3 thập kỷ qua với Việt Nam.

Mặc dù ông đang phải đối phó với vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và sự ủng hộ mà Trung Quốc dành cho Bình Nhưỡng; việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông và không chấp nhận giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế; sự sụp đổ của TPP 12 và việc Trung Quốc theo đuổi ý định bành trướng về kinh tế trong sáng kiến Một Vành đai, một con đường (OBOR)… song không thể phủ nhận, Việt Nam đã giành được sự quan tâm của ông.

Tổng thống tuyên bố ủng hộ và tôn trọng khái niệm độc lập và tự do của Việt Nam. Ông muốn đàm phán một thỏa thuận song phương với Việt Nam trên cơ sở công bằng và đôi bên cùng có lợi. Ông cũng muốn giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch kiến tạo đất nước.

Rõ ràng Ông Trump đã giành cho Việt Nam một tình cảm đặc biệt. Ông đã có các cuộc thảo luận tích cực trên tinh thần xây dựng với các lãnh đạo Việt Nam và thăm Việt Nam như đã hứa. Cần ghi nhận rằng các Tổng thống Clinton, Bush và Obama đều thăm Việt Nam vào cuối nhiệm kỳ, trong khi Tổng thống Trump đã đến Việt Nam ngay trong năm đầu tiên nhậm chức. Điều này có thể suy đoán, về lâu dài, quan hệ Việt-Mỹ sẽ ngày càng thân thiết hơn.

Nhưng vì Việt Nam đang nằm giữa các siêu cường. Và như mọi khi, đây là một con dao hai lưỡi. Nên đòi hỏi Việt Nam cần phải xử lý rất khéo léo để không bị rơi vào thế khó.

Tổng thống Trump đã có mặt tại Đà Nẵng để tham dự APEC 2017, ông đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng. Thời gian ngắn nhưng vui vẻ và ông ấy hài lòng. Tuy nhiên còn một vấn đề khác sẽ làm ông ấy đau đầu, là làm sao tìm ra cách thương lượng với Trung Quốc cho mục tiêu đưa nước Mỹ sớm vĩ đại trở lại.

Nguồn: vietnamnet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала