Vị trí thứ 5 của Việt Nam còn tồi tệ hơn vị trí thứ 10 của Hoa Kỳ

© Fotolia / TongtransonĐà Nẵng, Việt Nam
Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những người tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC gần đây tại Đà Nẵng đã có thể tận mắt chứng kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng khốc liệt bởi thiên tai như thế nào.

Như đã đề cập trước đây, vào giữa tháng Mười Một năm nay, Hội nghị khí hậu quốc tế của LHQ đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ năm trong số những nước dễ bị tổn thương nhất trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu trên hành tinh chúng ta. Chín trong số mười quốc gia này là các mước đang phát triển, với thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp. Tuy nhiên, vị trí thứ 10 là của Hoa Kỳ, và điều này cho thấy trước các thế lực huỷ hoại của thiên nhiên tất cả đều bình đẳng. Nếu chúng ta tổng hợp các thiệt hại do thiên tai xảy ra trên hành tinh trong 20 năm qua, sẽ là 520 nghìn người chết và hơn ba nghìn tỷ đô la.

TP HCM - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ còn lại gì đến cuối thế kỷ?

Đối với một số quốc gia, các mối đe dọa lớn nhất là do động đất, một số nước — hạn hán, những nước khác — sa mạc cát, ông Andrei Kuznetsov, giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nam-Nga tại Việt Nam nói.

Đối với Việt Nam, — ông tiếp tục, — cũng như hàng chục quốc gia ven biển trên thế giới, mối đe dọa lớn nhất là từ đại dương: mực nước dâng cao, bão và bão nối tiếp. Khu vực lũ lụt tiềm ẩn bao gồm những nơi có mật độ dân số cao và phát triển kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Khi mực nước đại dương dâng cao lên them 30 cm, và đó là — thực tế của thập kỷ tới, sẽ bị ngập một phần lãnh thổ của bảy tỉnh trong nước. Trong vùng ngập lũ, tại đồng bằng sông Cửu Long có thể ảnh hưởng đến 6 triệu người. Ở phía Bắc, 10% đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh sẽ ngập nước.

vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long - Sputnik Việt Nam
Thần nước Thủy Tinh xâm nhập mặn đe dọa vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long
Bi kịch cho cư dân của các tỉnh ven biển nhận thấy từ rất lâu trước khi ngập lụt hoàn toàn. Trên thực tế, nó đã bắt đầu, — ông Kuznetsov cho biết, đề cập đến việc xâm thực nước mặn vào vùng nông nghiệp ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, cao gần như ngang bằng mực nước biển. Do đó, ngay cả sự gia tăng mực nước biển trong thời gian ngắn khi có bão cũng có nghĩa là sự nhiễm mặn ngay lập tức của các khu vực rộng lớn đang canh tác lúa gạo. Bên cạnh đó, do việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, trên lãnh thổ Trung Quốc và Lào, nước ngọt xuống tới đồng bằng trở nên ít hơn, vì vậy tại một số khu vực, nước biển đã thâm nhập dễ dàng vào lãnh thổ Việt Nam sâu đến 90 km. Và ở miền Trung Việt Nam, đặc biệt — ở Đà Nẵng, đã có sự sụp đổ của các tòa nhà được xây dựng gần bờ biển.

Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga được thành lập cách đây ba thập niên đã chú ý nhiều hơn tới các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam. Đã triển khai thành công dự án xây dựng ở các vùng khác nhau của đất nước những trạm nghiên cứu nhiệt đới và lắp đặt trên các tán cây cao hệ thống máy móc giám sát các thông số khí hậu. Đó là những thiết bị hiện đại nhất, hoạt động theo chế độ liên tục cung cấp các dữ liệu chính xác nhất về thành phần không khí, vai trò của hệ sinh thái rừng trong việc duy trì sự cân bằng khí CO2, tác động của CO2 đối với hiệu ứng nhà kính có liên quan trực tiếp đến các cơn bão tố gây tổn hại đến đất đai và dân chúng Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала