Điều gì ngăn cản hợp đồng mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ?

© Sputnik / Mikhail Mokrushin / Chuyển đến kho ảnhS-400
S-400 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thỏa thuận với Nga về việc cung cấp hệ thống phòng thủ S-400 đã đạt được nhưng các chuyên gia lo ngại tình hình chính trị sẽ ảnh hưởng đến nó.

Theo nguồn tin mới nhất, hệ thống các tên lửa phòng không S-400 của Nga sẽ được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019.

Thông tin này cũng được phía Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận, "việc bàn giao lô hàng S-400 đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2019", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Nurettin Janikli, nói.

Trước đó vào tháng 9/2017, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 và để chắc chắn hơn phía Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt cọc trước.

Đến đầu tháng 11/2017, Tổng giám đốc của tập đoàn nhà nước "Rostec", ông Sergei Chemezov cho biết, tổng giá trị hợp đồng với Thổ Nhĩ Kỳ về việc cung cấp hệ thống S-400 là hơn 2 tỷ USD.

Sau đó một tuần, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nurettin Janikli đã chính thức tuyên bố rằng, vấn đề mua hệ thống S-400 đã được giải quyết xong.

Chính trị ảnh hưởng đến việc mua bán

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ của Nga nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước NATO, Mỹ… Không ít hợp đồng này bị ngăn cản bởi các lực lượng này.

Đến năm 2019 sẽ còn một thời gian khá dài, tình hình như hiện nay có thể thay đổi và không thể chắc chắn rằng hợp đồng về S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không bị ảnh hưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và dự báo chiến lược RUND, ông Dmitry Egorchenko cho biết.

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhS-400
S-400 - Sputnik Việt Nam
S-400

"Nhiều trường hợp chúng tôi đã đạt được thỏa thuận cung cấp hệ thống tương tự với một số quốc gia, nhưng sau đó phát hiện bên nhận hàng chưa sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo của Nga, ví dụ như yêu cầu bí mật. Nếu hai bên thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết thì hoàn toàn không đáng lo ngại.

Tuy nhiên với Thổ Nhĩ Kỳ lại khác, họ phải thuyết phục được các đối tác ở châu Âu khác đồng ý việc họ mua hệ thống này, bằng một cách nào đó để được sự đồng ý của các đồng minh", chuyên gia cho biết.

Theo ông Egorchenko, mặc dù hợp đồng hai bên đã ký kết nhưng trong mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự nhiều lúc vấn đề chính trị ảnh hưởng lớn đến chúng.

Cách Mỹ gây áp lực

Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy quyết tâm của họ khi đã chuyển trước một số tiền của hợp đồng. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu cao cấp của Viện kinh tế và quan hệ quốc tế RAN, Giám đốc Viện nghiên cứu chính trị — xã hội khu vực Biển Đen — Caspian, ông Viktor Nadein-Rajewski cho biết rằng, kể cả điều này cũng không bảo đảm chắc chắn rằng hợp đồng sẽ được thực hiện.

"Ả Rập Xê-út cũng đã từng ký một thỏa thuận sơ bộ với Nga về hệ thống S-400.Cuối cùng Mỹ không đồng ý về hành động này của Ả Rập Xê-út và cuối cùng họ đã thay đổi quyết định.

Với chiến lược này Mỹ có thể áp dụng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Mỹ hoặc cả các nước châu Âu gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ tình hình sẽ rất khó dự đoán", chuyên gia này cho biết.

Mặc dù Ankara rất muốn sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa này nhằm nâng cao khả năng phòng không của họ. Tuy nhiên người đứng đầu nước này chắc chắn sẽ phải xem xét nếu lợi ích của đất nước bị ảnh hưởng.

Ông Erdogan sẽ không bao giờ đi ngược lại với lợi ích đất nước, vì vậy tùy vào mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với đồng minh của họ hợp đồng này sẽ được thực hiện hay không, ông Nadein-Rajewski kết luận.

Nguồn: baodatviet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала