Máy bay “Ruslan” rơi. Tai nạn khủng khiếp năm 1997 vẫn là điều bí ẩn

© Sputnik / Alexander Makarov / Chuyển đến kho ảnhHậu quả vụ tai nạn máy bay vận tải quân sự AN-124 (Ruslan) ở Irkutsk. Năm 1997
Hậu quả vụ tai nạn máy bay vận tải quân sự AN-124 (Ruslan) ở Irkutsk. Năm 1997 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) – Vừa bứt bánh khỏi đường băng, phi cơ quân sự khổng lồ bỗng không ngừng nghiêng về một bên. Cơ trưởng ra sức kéo cần điều khiển về phía mình hy vọng lái cỗ máy đồ sộ tránh khu nhà dưới mặt đất. Nhưng "Ruslan" đã hoàn toàn bị mất kiểm soát: hàng trăm tấn kim loại và dầu hỏa lao với tốc độ cất cánh xuống những ngôi nhà.

Hai mươi năm trước, vào ngày 6 tháng 12 năm 1997, một máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-124-100 của Không quân Nga đã rơi xuống khu chung cư, nơi ở của các nhà sản xuất hàng không tọa lạc tại phía bắc thành phố Irkutsk. Bi kịch trở thành một trong những vụ tai nạn khủng khiếp nhất của những thập kỷ qua, làm 72 người thiệt mạng. Nguyên nhân chính xác đến nay vẫn chưa được khẳng định. Bài viết của Sputnik nhắc lại sự kiện những ngày đó.

Ba mươi lăm giây

Máy bay ký hiệu RA-82005 nhận được từ không lưu sân bay thử nghiệm Irkutsk-2 lệnh cất cánh lúc 14g40 địa phương ngày 6 tháng 12 năm 1997. Chiếc máy bay nặng hơn 350 tấn nạp đầy xăng và hàng. Đó là 150 đến 180 nghìn lít nhiên liệu, hai chiếc Su-27UBK mỗi chiếc nặng 17 tấn của Không quân Việt Nam trong khoang hàng hóa, 8 thành viên phi hành đoàn và 15 hành khách. Phía trước là chuyến bay nhiều giờ tới Cam Ranh với chặng nghỉ hạ cánh ở Vladivostok. Tóm lại là một chuyến bay rất bình thường đối với cơ trưởng Vladimir Fedorov, một Trung tá Không quân giàu kinh nghiệm, từng trải qua 2.800 giờ bay trên các phương tiện vận tải hạng nặng. Cũng như không ai hoài nghi về khả năng của chiếc "Ruslan" 12 năm tuổi có 576 chu kỳ "cất cánh và hạ cánh", con số chưa phải quá nhiều cho một máy bay như vậy.

© Sputnik / Alexander Makarov / Chuyển đến kho ảnhNhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường xảy ra tai nạn máy bay vận tải quân sự AN- 124 Ruslan. Năm 1997
Nhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường xảy ra tai nạn máy bay vận tải quân sự AN- 124 Ruslan. Năm 1997 - Sputnik Việt Nam
Nhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường xảy ra tai nạn máy bay vận tải quân sự AN- 124 Ruslan. Năm 1997

Điều kiện thời tiết — gió lặng. Nhiệt độ không khí — âm 20, tầm nhìn xa 3.000 mét. Không còn gì tuyệt hơn. Lúc 14g42', Trung tá Fedorov nhẹ nhàng đẩy cần điều khiển động cơ. An-124 dần tăng tốc chạy trên đường băng. Máy bay bứt khỏi đường băng theo như dự tính, tức là cách điểm khởi động chạy 1.900 mét. Tiếp theo đã xảy ra những điều quỉ quái.

Vừa cất cánh, động cơ số ba của An-124 bỗng hắt ra những tia lửa và sau đúng ba giây thì tắt hẳn. Đã quá muộn để ngừng chuyến bay — cái gọi là thời điểm "ra quyết định" đã ở rất xa phía sau. Sáu giây sau, ở độ cao 22 mét, động cơ số hai tắt máy. Rồi gần như lập tức đến lượt động cơ số một. Phi hành đoàn kịp thông báo cho không lưu dưới mặt đất về vấn đề của hai động cơ trái. Cơ trưởng Vladimir Fedorov ra lệnh cho các cấp dưới khởi động lại dù là một động cơ… đến đây liên lạc bị mất. Chiếc máy bay với một động cơ nghiêng mạnh thân về phía trái. Cánh của "Ruslan" quệt vào căn nhà gỗ hai tầng, máy bay xoay vòng và đâm vào tòa nhà gạch 5 tầng và khu nhà trẻ gần đó. Tất cả diễn ra chỉ trong 35 giây từ lúc An-124 bứt khỏi đường băng đến khi rơi.

© Sputnik / Alexander Makarov / Chuyển đến kho ảnhNhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường xảy ra tai nạn máy bay vận tải quân sự AN- 124 Ruslan. Năm 1997
Nhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường xảy ra tai nạn máy bay vận tải quân sự AN- 124 Ruslan. Năm 1997 - Sputnik Việt Nam
Nhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường xảy ra tai nạn máy bay vận tải quân sự AN- 124 Ruslan. Năm 1997

Ngày thứ Bảy khủng khiếp

Ngày 6 tháng 12 năm 1997 rới vào thứ Bảy. Cư dân của những ngôi nhà không may mắn đang bận rộn với việc nhà. Người xem TV, người nấu bữa trưa, người đang dắt chó đi dạo ngoài sân. Cuộc sống bình yên của hàng chục con người bỗng biến thành địa ngục chỉ trong vài giây. Phần chính của thân máy bay va vào tòa nhà số 45 phố Grazhdanskaya. Một trăm năm mươi tấn nhiên liệu tương đương với hai xi téc đường sắt lập tức bùng cháy, lửa bao trùm tòa nhà năm tầng và những lán gỗ gần đó. Đuôi máy bay vỡ khỏi thân sau khi rơi va vào nhà số 120 phố Mira, gạt đổ tất cả các ban công khỏi mặt tiền ngôi nhà.

Những đội cứu hỏa đầu tiên gần như lập tức có mặt tại hiện trường. Không có thời gian để triển khai thiết bị hạng nặng — những người lính cứu hộ mang thang chạy bổ đến tòa nhà đang cháy hy vọng cứu các nhạn nhân trốn trên ban công trong cơn hoảng loạn. 49 người dân Irkutsk đã không sống sót trong đó có 14 trẻ em.

Công tác dập tắt nhiên liệu cháy và dỡ nhà đổ kéo dài hơn một ngày rưỡi.

Không ai có lỗi

Chúng ta sẽ không bao giờ được biết về những giây cuối cùng trong buồng lái An-124. Cả hai máy ghi âm đều nằm chính giữa đám cháy và gần như hoàn toàn bị thiêu hủy. Ngay từ đầu, cuộc điều tra đã mất đi các nguồn thông tin chính. Theo phiên bản chính thức, nguyên nhân của vụ tai nạn là do ba động cơ của máy bay lần lượt ngừng hoạt động trong thời gian cất cánh và lấy độ cao.

Nhưng chưa có cách nào lý giải hiện tượng, dù với sự trợ giúp của các phương tiện kiểm soát khách quan hay thông qua thử nghiệm. Các chuyên gia nêu một trong những lý do khả năng là sự quá tải lớn của máy bay. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhiều lần đề cập đến những hạn chế trong thiết kế của động cơ D-18T do Công ty Cổ phần "Motor Sich" Ukraina sản xuất.

Ngoài ra, có những giả định khác. Đặc biệt năm 2009, nhà thiết kế trưởng của Phòng thiết kế kỹ thuật Progress nhag máy Zaporozhye (xí nghiệp chế tạo động cơ cho An-124), ông Fyodor Muravchenko đã đưa ra giả thiết nguyên nhân tai nạn. Trên cơ sở các nghiên cứu, thí nghiệm và tính toán lý thuyết của xí nghiệp, ông đi đến kết luận rằng tình huống khủng hoảng xảy ra do hàm lượng nước cao trong nhiên liệu hàng không, hình thành băng làm nghẽn các bộ lọc nhiên liệu. Các phi công cũng nêu ý kiến. Ví dụ, phi công thử nghiệm hạng nhất Đại tá Alexander Akimenkov cho rằng lỗi động cơ đã xảy ra do cuộc gọi điện thoại di động mà một hành khách trên máy bay đã thực hiện, ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử của máy bay. Dù thế nào thì hiện không có gì để khẳng định điều này. Nguyên nhân vụ tai nạn máy bay số hiệu RA-82005 vẫn sẽ là một trong những bí ẩn lớn của những vụ tai nạn hàng không trong vài thập niên gần đây.

© Sputnik / Alexander Makarov / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin ( người thứ 2 bên trái) tại hiện trường tai nạn máy bay AN- 124 Ruslan rơi ở Irkutsk. Năm 1997
Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin ( người thứ 2 bên trái) tại hiện trường tai nạn máy bay AN- 124 Ruslan rơi ở Irkutsk. Năm 1997 - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin ( người thứ 2 bên trái) tại hiện trường tai nạn máy bay AN- 124 Ruslan rơi ở Irkutsk. Năm 1997

Cần lưu ý rằng máy bay vận tải An-124 nặng đã chứng tỏ chúng là những cỗ máy đáng tin cậy và dễ khai thác. Trong 30 năm hoạt động, đã có 55 máy cùng lớp được chế tạo. Trước thảm hoạ Irkutsk, "Ruslan" chỉ bị rơi hai lần và cả hai lần đều do lỗi phi hành đoàn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала