Đưa đề xuất cải tiến chữ của PGS.TS Bùi Hiền vào đề thi lớp 12 là sự bất kính

© Ảnh : Kiến ThứcPGS Bùi Hiền
PGS Bùi Hiền - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Để cho học sinh lớp 12 mới 18 tuổi bàn về công trình nghiên cứu của một PGS.TS đã 83 tuổi từng là phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ là sự bất kính”, TS. Phạm Hữu Cường – trung tâm luyện thi thầy Cường cho hay.

Bút lông và bức thư - Sputnik Việt Nam
Thêm một đề xuất cải tiến Tiếng Việt còn "lạ" hơn Tiếq Việt của PGS Bùi Hiền
Mới đây, trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đã đưa nội dung câu hỏi liên quan đến đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền vào trong đề thi kết thúc học kỳ I dành cho học sinh lớp 12 đang gây nhiều tranh cãi.

Sáng 11/12, PV đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Hữu Cường — trung tâm luyện thi thầy Cường. TS. Phạm Hữu Cường cho hay: "Câu số 4 của phần đọc hiểu trong đề thi này vẫn có tính chất hợp lý riêng: Ở phần trên gắn với văn bản đọc hiểu nói về sự trong sáng của tiếng Việt theo quan điểm của Thủ tướng Phạm  Văn Đồng. Thứ hai là, gắn với văn bản đó, người ra đề muốn định hướng cho học sinh bàn luận về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó phải có sự chuẩn mực trong bảng chữ cái, điều này thể hiện dụng ý tốt của người ra đề.

© Ảnh : InfonetĐề thi kết thúc học kỳ I khối 12 của trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội)
Đề thi kết thúc học kỳ I khối 12 của trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội)  - Sputnik Việt Nam
Đề thi kết thúc học kỳ I khối 12 của trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội)

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi không nên ra đề như vậy bởi một số lí do sau:

Thứ nhất, ngay cả câu từ dùng trong đề cũng chưa chuẩn: "Đề xuất cải tiến bảng chữ cái "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt" của PGS.TS Bùi Hiền…" lẽ ra phải nói "Đề xuất cải tiến bảng chữ cái "Tiếng Việt" trong đó có việc chuyển từ "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt" mới là chuẩn.

PSG.TS Phạm Văn Tình - Tổng thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học VN: “Đừng vội… ném đá đề xuất Tiếq Việt”
Thứ hai, tôi không tán thành việc cho học sinh bàn về những vấn đề như bảng cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền. Bởi lẽ, PGS.TS Bùi Hiền năm nay đã 83 tuổi và gần như ông đã dành nửa cuộc đời để nghiên cứu bảng chữ cái ấy. Trong khi chúng ta để cho học sinh lớp 12 mới 18 tuổi bàn về công trình nghiên cứu của một PGS.TS từng là phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ là sự bất kính. Người trẻ có thể có những quan điểm, phán xét bất kính về người già, đó là điều tối kỵ trong sư phạm.

Tiếp nữa, dụng ý trong công trình của PGS.TS Bùi Hiền có những điểm rất tích cực mặc dù còn những điểm chưa thật hợp lý hoặc khả năng thực thi của nó kém. Tuy nhiên công trình này mới được trình bày dưới dạng một bản tham luận khoa học in trong cuốn kỷ yếu chứ chưa phải công trình công bố chính thức và càng không phải để thực thi trong đời sống.

Theo dõi thì sẽ thấy rất ít người thể hiện thái độ trân trọng với công trình này mà thay vào đó là sự "ném đá". Vậy thì, học sinh rất có thể đi theo định hướng của dư luận trong thời gian vừa qua là "ném đá" công trình. Vậy nó càng làm thể hiện sự bất kính đối với một nhà khoa học.

Tôi nghĩ rằng người ra đề đề cập đến đề xuất cải tiến chữ của PGS.TS Bùi Hiền là muốn đề thi mang tính chất thời sự hơn. Tuy nhiên, việc liên tục ra đề Văn theo dư luận sẽ khiến đề thi trở nên hơi…lố bịch. Trước đây, một số đề thi đề cập đến vấn đề thời sự có ý nghĩa nhân văn thì rất được trân trọng. Thế nhưng ra nhiều quá, cái gì cũng đưa vào đề văn như thời gian gần đây đề cấp đến  ca sĩ Sơn Tùng, ChiPu là lố bịch.

Tôi tin chắc, khoảng 70% học sinh chưa biết PGS.TS Bùi Hiền là ai và càng không thể biết về công trình mà giáo sư đã công bố. Vì thế, cho học sinh bàn luận về vấn đề này sẽ tạo nên những phán xét bừa bãi về công trình nghiên cứu khoa học này".

Nguồn: Infonet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала