Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh: Không áp lực

© Ảnh : DTÔng Trịnh Xuân Thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh cho biết, vụ này giống như mọi vụ án khác và không có áp lực gì với vụ này.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư Lê Văn Thiệp, Văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư Hà Nội để bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Trao đổi với PV, Tiến sĩ, Luật sư Lê Văn Thiệp (Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết không có áp lực gì khi nhận bào chữa cho vụ án này.

"Tôi cảm thấy bình thường như tất cả các vụ án khác. Có gì ghê gớm đâu. Nguyên tắc của tôi vẫn làm theo quy định của pháp luật" —Luật sư Thiệp nói.

Cùng tham gia bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh, ngoài luật Lê Văn Thiệp còn có luật sư Trần Hồng Phúc, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

© Ảnh : DTTiến sĩ, Luật sư Lê Văn Thiệp sẽ bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh
Tiến sĩ, Luật sư Lê Văn Thiệp sẽ bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Tiến sĩ, Luật sư Lê Văn Thiệp sẽ bào chữa cho bị can Trịnh Xuân Thanh

Được biết trước đó, 2 luật sư khác thuộc Văn phòng luật sư Nguyễn Chiến, Đoàn Luật sư Hà Nội cũng đã được cấp giấy chứng nhận trong giai đoạn cơ quan điều tra tiến hành hỏi cung bị can Trịnh Xuân Thanh.

Nhận xét về những luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh, luật sư Đỗ Hải Bình nhận định:

"Một bị can có thuê tới 50-60 luật sư tham gia vào chữa là chuyện hoàn toàn bình thường. Luật sư giỏi hay không tùy theo thân chủ họ nhận định. Tôi cũng thấy anh Thiệp có tham gia bào chữa cho nhiều vụ về kinh tế và được biết anh Thiệp là một luật sư giỏi, không đơn giản".

Nói về những khó khăn thuận lợi của vụ án, Luật sư Bình cho biết: "Tùy theo vụ án nên không nói trước được những khó khăn và thuận lợi. Việc tham gia vụ án có nhiều cái thuận lợi. Nhiều người đều biết đến ông Trịnh Xuân Thanh tham gia vụ gì. Bản chất của vụ án thì thể hiện việc luật sư theo từ đầu. Nhà nước tạo điều kiện cho luật sư bảo vệ quyền cho bị can bị cáo kể từ lúc bị bắt khởi tố vụ án.

Ngoài ra bản chất của vụ án cũng thể hiểu nếu có vi phạm thì vẫn bị xử theo pháp luật. Luật sư ở đây là người đi thẳng vụ án, theo dõi từ đầu vụ án để bảo vệ quyền lợi khách quan cho thân chủ.

Luật sư sẽ tư vấn cho thân chủ trả lời một cách tốt nhất. Nghiệp vụ của luật sư phải là người có chuyên môn về tố tụng để tư vấn một cách tốt nhất cho thân chủ đảm bảo cho việc lấy lời khai.

Trịnh Xuân Thanh trên VTV - Sputnik Việt Nam
Ai sẽ bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh?

Còn nhà nước cũng thể hiện mình khách quan vô tư khi có biên bản lấy lời khai người này người kia có luật sư của bạn được mời ở đó. Kể cả có chỉ định đi chăng nữa thì luật sư không được quyền làm trái, tạo bất lợi cho bị can bị cáo. Họ là người công tâm theo dõi từ đầu".

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch PVC bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vào hồi trung tuần tháng 9/2016, sau đó bị khởi tố thêm tội tham ô tài sản.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong thời gian Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã cùng Vũ Đức Thuận, nguyên Uỷ viên HĐQT, cựu Tổng GĐ PVC; Nguyễn Mạnh Tiến — Phó tổng Giám đốc; 
Trương Quốc Dũng — nguyên Phó tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt — nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC, đã để công ty này thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trước thời điểm bị khởi tố, ông Thanh đã bỏ trốn, sau đó đến ngày 31/7/2017, ông này ra đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra.

Liên quan đến hành vi của bị can Trịnh Xuân Thanh, cho đến nay, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam 18 người, trong đó gồm cả lãnh đạo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PVC và một số đơn vị liên quan.

Nguồn: baodatviet.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала