Bà Lê Thị Xuyến- người phụ nữ giữ nhiều vị trí đầu tiên của Việt Nam

© Ảnh : Tiền PhongCố Bộ trưởng Bộ Tài Chính Lê Văn Hiến và bà Lê Thị Xuyến tại ATK năm 1948.
Cố Bộ trưởng Bộ Tài Chính Lê Văn Hiến và bà Lê Thị Xuyến tại ATK năm 1948. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội khóa I; người nữ đầu tiên được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) và Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bà cũng là nữ Phó chủ tịch đầu tiên của Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.

Bức thư có một không hai gửi lại người đang sống - Sputnik Việt Nam
Bức thư có một không hai gửi lại người đang sống
Bà Lê Thị Xuyến sinh ngày 9/12/1909 tại làng Thạch Bộ, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình khá giả. Sớm mồ côi cha, bà sống với bà nội và chú thím. Học xong sơ học yếu lược ở Hội An, bà ra Huế học tiếp tại trường nữ sinh Đồng Khánh. Do chăm học và học giỏi, năm 1928 bà vừa tốt nghiệp thành chung, vừa tốt nghiệp ngành sư phạm và được nhà trường giữ lại dạy học ở trường Đồng Khánh.

Cũng năm đó, bà kết hôn với ông Phan Thanh — nhà cách mạng nổi tiếng. Từ đó, bà tham gia hoạt động xã hội cùng chồng trong các tổ chức do Đảng cộng sản Đông dương, Đảng xã hội Pháp lập ra. Năm 1931 bà theo chồng ra Hà Nội, nơi ông Phan Thanh đang dạy học ở trường Thăng Long. Cả gia đình chung sống tại số nhà 165A đường Henri D'orléans (nay là đường Phùng Hưng). Ổn định xong cuộc sống gia đình tại nơi ở mới, bà tiếp tục nghề dạy học tại các trường tư thục Hoài Đức, Sùng Đức và cả ở trường Thăng Long.

Số nhà 165A đường Henri D'orléans — nơi gia đình bà sinh sống, trở thành cơ sở cách mạng, nơi qua lại của các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu v.v…

Chính tại nơi đây, vào những năm 1936 — 1939 bà đã là "trợ thủ đắc lực" cho chồng mình — ông Phan Thanh cùng các đồng chí

Đặng Thái Mai, Võ Nguyên Giáp trong phong trào Mặt trận bình dân, nhất là trong cuộc vận động thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ.

chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tìm được người phụ nữ này sau 36 năm
Một nhiệm vụ quan trọng được Đảng Cộng sản Đông dương đặt ra trong giai đoạn đó là tập hợp lực lượng quần chúng qua phong trào chống nạn mù chữ, chống nạn thất học. Để giải quyết yêu cầu trên, ngày 29-7-1938, Hội Truyền bá chữ quốc ngữ được thành lập tại số 95 phố Hàng Quạt Hà Nội.

Theo Quyết định số 3622.A của Thống sứ Bắc Kỳ, Hội được thành lập với mục đích truyền bá chữ quốc ngữ để người dân biết đọc, biết viết, từ đó dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện đại.

Thành viên Ban trị sự Hội năm 1938 gồm: Cụ Nguyễn Văn Tố — Hội trưởng; Cụ Bùi Kỷ và Tôn Thất Bình — Hội phó; ông Phan Thanh — Tổng Thư ký; Đặng Thái Mai — Thủ quỹ; Nguyễn Văn Lô và Võ Nguyên Giáp — Phó thủ quỹ. Cố vấn của Hội là các giáo sư: Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim, Lê Thước.

Tuy không nằm trong Ban lãnh đạo Hội, nhưng bà Xuyến được giao nhiệm vụ giúp việc Tổng Thư ký Phan Thanh trong công tác văn phòng, giúp giáo sư Đặng Thái Mai trong quản lý tài chính, vận động gây quỹ và kiểm tra các lớp học được tổ chức tại Hà Nội.
Mặc dù, bề ngoài là một Hội được thành lập một cách hợp pháp, nhưng mọi hoạt động của Hội đều bị Sở Mật thám theo dõi rất sát sao. Chính quyền Pháp nghi ngờ đây là Hội của những người cộng sản. Do đó, hầu hết các thành viên trong Ban lãnh đạo đều nằm trong danh sách theo dõi của mật thám Pháp, đặc biệt là một số nhân vật như: Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh), Đặng Thái Mai, Chu Văn Tập (tức nhà viết kịch Học Phi), Võ Nguyên Giáp, Ngô Thúc Địch.

Ngay cả bà Lê Thị Xuyến, hồi đó dù chưa phải đảng viên, chưa nằm trong tổ chức nào của Đảng cũng được ghi trong "sổ đen" của Sở Mật thám.

© Ảnh : Báo Phụ Nữ Việt NamBà Lê Thị Xuyến - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đầu tiên.
Bà Lê Thị Xuyến - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đầu tiên. - Sputnik Việt Nam
Bà Lê Thị Xuyến - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đầu tiên.

Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ - Sputnik Việt Nam
Tài sản khổng lồ ít biết của vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô
Sau khi ông Phan Thanh mất, một mình phải nuôi hai con nhỏ, hai bên gia đình lại ở xa, Lê Thị Xuyến phải trải qua những ngày đầy khó khăn. Nghị lực, ý thức tự lập của người con gái đất Quảng đã giúp bà vượt qua tất cả để vươn lên. Bà thường kể trong những buổi họp Mặt trận, nhiều lần bị ốm nặng, tưởng chừng khó qua khỏi, song nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè nữ chăm lo cho hai con nhỏ; được các "đồng chí" của anh Phan Thanh — những "đốc —tơ" ngành y cứu chữa, bà qua khỏi. Và mỗi khi sức khỏe được phục hồi, bà lại tiếp tục dạy học để kiếm tiền nuôi con và làm công tác xã hội, làm thủ quỹ cho trường Thăng Long và tiếp tục tham gia hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc ngữ.

Dù ông Phan Thanh đã mất, ngôi nhà 165A phố Henri D'orléans nơi mẹ con bà đang ở vẫn tiếp tục là nơi liên lạc và làm việc của nhiều chiến sĩ cách mạng.

Sau sự kiện ngày 9/3, "Nhật — Pháp bắn nhau", tình hình Hà Nội trở nên rối loạn. Để đảm bảo an toàn, tháng 5-1945 bà Xuyến quyết định chuyển cả gia đình về xứ Quảng quê hương. Theo Chỉ thị của Tổng Bí thư Trường Chinh, đồng chí Trần Quốc Hương (tức Mười Hương) đến gặp bà yêu cầu chuyển một số văn kiện của Đảng, của Mặt trận Việt Minh về Quảng Nam. Số tài liệu này đã được chuyển đến Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam (lúc đó gọi là Mặt trận Trần Cao Vân) để phát hành cho Mặt trận các phủ, huyện trong tỉnh để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

Trong những ngày nóng bỏng của cách mạng tháng Tám, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở quê nhà: làng Bảo An, phủ Điện Bàn. Cách mạng thắng lợi, bà được cử làm Ủy viên Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã, phụ trách cứu tế — xã hội.

Sau ngày 2/9, bà Lê Thị Xuyến được mời tham gia Ủy viên Ủy ban nhân dân cách mạng Trung bộ phụ trách Nha cứu tế xã hội.

Đầu năm 1946, bà Lê Thị Xuyến được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I. Với uy tín của ông Phan Thanh — nhà trí thức yêu nước nổi tiếng thời đó cộng với sự phấn đấu hết mình của bản thân, bà đã được nhân dân bầu với số phiếu rất cao và là một trong mười người nữ đầu tiên của đất nước được bầu làm đại biểu Quốc hội. Bà là nữ đại biểu duy nhất được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội và được phân công phụ trách Ủy ban Văn hóa — Xã hội của Quốc hội.

Bà Nguyễn Tuyết Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam
Người phụ nữ Việt Nam được Tổng thống Nga tặng Huy chương
Với tài năng, đức độ và thái độ phục vụ hết lòng vì Tổ quốc và nhân dân, bà được dân mến, dân tin và liên tiếp được bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV và V, là Ủy ban Ban Thường vụ Quốc hội khóa IV và khóa V.

Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt), Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử làm Hội trưởng danh dự; cụ Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng; cụ Tôn Đức Thắng là Phó hội trưởng. Bà Lê Thị Xuyến cũng được cử làm Phó Hội trưởng (tức Phó Chủ tịch). Theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương, bà Lê Thị Xuyến cùng một số trí thức, công viên chức có tinh thần dân tộc đứng ra thành lập Đảng xã hội Việt Nam vào ngày 27/7/1946 và bầu đồng chí Phan Tư Nghĩa làm Tổng Thư ký.

Để mở rộng, đoàn kết và thống nhất lực lượng phụ nữ hùng hậu, bên cạnh phụ nữ cứu quốc hiện có bao gồm chủ yếu là phụ nữ công nông, Đảng giao nhiệm vụ cho hai bà Lê Thị Xuyến và Nguyễn Khoa Diệu Hồng tham gia Ban vận động thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam — một thành viên quan trọng của Mặt trận Liên Việt.

Ở cương vị Ủy viên Thường vụ Quốc hội và Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, bà đã đi sâu vào các tầng lớp phụ nữ tiêu biểu và cùng cán bộ trong Hội phụ nữ cứu quốc thành lập Ban vận động thành lập Hội. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 20-10-1946 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội và bà Xuyến được cử làm Hội trưởng lâm thời đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 20/7/1947, bà đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông dương. Ngày kết nạp cũng là ngày bà trở thành đảng viên chính thức vì đã được thử thách trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà không phải qua thời gian dự bị.

Tháng 4/1950, tại Đại hội phụ nữ toàn quốc — Đại hội thống nhất các tổ chức phụ nữ trong cả nước thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà được cử làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà là chủ nhiệm đầu tiên của báo Phụ nữ Việt Nam và phụ trách Nhà xuất bản phụ nữ trong những năm đầu khi mới thành lập.

Đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất, bà có sự đóng góp lớn lao: Là nữ Phó chủ tịch đầu tiên trong Mặt trận Liên Việt, Ủy viên Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I, II, III (từ 1955 đến 1977).

Khi đã nghỉ hưu, bà vẫn tích cực tham gia Hội đồng tư vấn về văn hóa của Mặt trận, đề xuất nhiều kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam, về giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể nói ở bất cứ cương vị nào, người phụ nữ xứ Quảng đó bằng đức độ, tài năng và nghệ thuật vận động đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, bà là chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và có thời gian công tác tại Hội lâu nhất suốt 32 năm. Với cương vị người đứng đầu, bà đã góp phần quan trọng vào việc đề xuất và thực thi chính sách "nam nữ bình quyền" và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong đời sống chính trị và xã hội ở nước ta cũng như trên trường quốc tế.

Ghi nhận công lao to lớn của bà đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và Mặt trận đã trao tặng bà Lê Thị Xuyến nhiều Huân chương cao quý.  

Nguồn: Tiền Phong    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала