Việt Nam: Đã có kết luận điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh

© Ảnh : Facebook/Trịnh Xuân ThanhTrịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc thông đồng với người khác ký, thanh toán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land thấp hơn mức thỏa thuận để chiếm đoạt tài sản.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Dấu vết Trịnh Xuân Thanh dưới thời ông Đinh La Thăng
Ngày 21/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra, đề nghị truy tố Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam và 7 bị can khác trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần Minh Ngân.

Cuối năm 2009, đầu năm 2010, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) có chủ trương chuyển tất cả các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản nhập vào PVC, trong đó có công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam — PVP Land.

Biết PVP Land chiếm 50,5% vốn tại dự án Nam Đàn Plaza (ở đường Phạm Hùng, Hà Nội), Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư Hòa Bình) tìm cách mua bằng được dự án Nam Đàn Plaza để có phương án đền bù căn hộ cho khách hàng đã bị ông này lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động vốn tại dự án Thanh Hà Cienco5.

Thông qua môi giới, tháng 3/2010, Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng đặt cọc mua 24 triệu cổ phần của PVP Land và các cổ đông còn lại của dự án với giá tương đương 52 triệu đồng/m2.

Ông Đinh Mạnh Thắng. - Sputnik Việt Nam
Liệu có phải Đinh Mạnh Thắng bị bắt vì liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh?
Thông qua ông Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng), phía mua cổ phần của PVP Land tại dự án Nam Đàn Plaza đã gặp được Trịnh Xuân Thanh. Sau khi bàn bạc, Đào Duy Phong (Chủ tịch PVP Land) ký tờ trình để PVC phê bán cổ phần tại Nam Đàn Plaza với giá thấp hơn thực tế là 34 triệu đồng/m2. Sau đó, Trịnh Xuân Thanh ký nghị quyết HĐQT triển khai việc chuyển nhượng này.

Các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Lê Hòa Bình ký với đại diện PVP Land có tổng giá trị hơn 190 tỷ đồng, giảm hơn 87 tỷ đồng so với mức giá bán chung.

Căn cứ tài liệu điều tra và lời khai người liên quan xác định Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền 49 tỷ đồng trong tổng số hơn 87 tỷ đồng chênh lệch giá chuyển nhượng.

Trong đó, Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt 14 tỷ (đã hoàn trả người đưa), Đào Duy Phong chiếm đoạt 10 tỷ…

Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, quê ở Đông Anh, Hà Nội), có trình độ Đại học kiến trúc, Kỹ sư Quy hoạch đô thị.

Trước khi được Bộ Công Thương luân chuyển vào Hậu Giang và được HĐND tỉnh này bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 5/2015, ông Thanh là Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ này; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) — đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Đức - Sputnik Việt Nam
LB Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam do vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo buộc liên quan khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC (giai đoạn 2011-2013), tháng 9/2016, ông Thanh bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tháng 3/2017, khi xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà — Cienco 5 Land, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi Tham ô tài sản với Trịnh Xuân Thanh.

Chiều 31/7, Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.

Mới đây, Chánh án TAND Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết ngay trong quý I/2018 sẽ đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử.

Theo: Zing

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала